TÂY NINH 's english materials for learners
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TÂY NINH 's english materials for learners

good
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Báo Anh "chê" giáo viên dạy tiếng Anh Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 286
Join date : 15/02/2012

Báo Anh "chê" giáo viên dạy tiếng Anh Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Báo Anh "chê" giáo viên dạy tiếng Anh Việt Nam   Báo Anh "chê" giáo viên dạy tiếng Anh Việt Nam EmptySat Oct 06, 2012 9:20 am

Theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tất cả những học sinh tốt nghiệp phải có trình độ tiếng Anh "hòm hòm" vào năm 2020 nhưng các giáo viên lại sợ rằng họ sẽ không có đủ điều kiện để cải thiện trình độ của chính mình.

Báo Anh "chê" giáo viên dạy tiếng Anh Việt Nam T4078610

Một thày giáo dạy lớp dạy tiếng anh tình nguyện. Không nhiều học sinh có cơ hội được học tiếng Anh chuẩn tại trường học ở Việt Nam.
Hơn 80.000 giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường công Việt Nam đều phải có trình độ tiếng Anh trung bình trở lên và phải thi kiểm tra trình độ. Đó là một phần trong kế hoạch cải tổ đầy tham vọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đảm bảo rằng tất cả học sinh, sinh viên khi tốt nghiệp đều được trang bị một vốn ngoại ngữ "hòm hòm" .

Trong chiến dịch, ngoài việc dạy toán bằng tiếng Anh, các quan chức đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn của Châu Âu để kiểm tra trình độ ngôn ngữ. Các giáo viên sẽ cần phải có trình độ tiếng Anh cấp B2 và đối với các học sinh và sinh viên là B1.

Nhưng đề xuất này đang gây lo lắng cho các giáo viên vì bản thân họ cũng không biết liệu mình có vượt qua được các bài kiểm tra về IELTs và TOEFL hay không.

"Tất cả các giáo viên tiểu học đều rất lo. Đạt được trình độ B2 không hề dễ chút nào, đặc biệt là đối với những người dạy ở các trường tỉnh lẻ. Chúng tôi chỉ biết rằng nếu qua được thì chúng thôi được tiếp tục dạy học còn nếu không thì chúng tôi sẽ phải nghỉ và thi lại một lần nữa, nếu lần nữa mà không qua thì chúng tôi không biết tương lai sẽ thế nào", giáo viên tiếng Anh, Nguyễn Thị La, trường tiểu học Kim Đồng, Hà Nội nói.

Mặc dù báo chí trong nước đưa tin, Bộ Giáo dục Đào tạo khẳng định xét trên mặt bằng cả nước, những giáo viên không đạt mức B2, tương đương với 5.0 đến 6.0 IELTs, sẽ không bị đuổi việc.

"Đây là đợt kiểm tra trình độ để rà soát số lượng giáo viên cần hỗ trợ đào tạo trình độ ngoại ngữ từ nguồn ngân sách nhà nước trước khi tiếp tục công tác giảng dạy của mình", ông Nguyễn Ngọc Hùng, Giám đốc phụ trách dự án Đào tạo Ngoại ngữ Quốc Gia cho biết.

"Sẽ không có giáo viên nào bị đuổi việc vì không đạt yêu cầu này vì chúng tôi biết hầu hết họ không đủ trình độ. Chính phủ sẽ tính toán để không ai bị mất việc nhưng nếu các giáo viên không muốn thay đổi thì chính các bậc phụ huynh sẽ sa thải họ vì chỉ có những giáo viên đạt chuẩn mới có thể giảng dạy chương trình đào tạo mới".

Theo Bộ Giáo dục Đào tạo, đề án 2020 sẽ ảnh hưởng đến 200 triệu học sinh, sinh viên và 85% trong khoản ngân sách 450 triệu đô sẽ được chi cho công tác đào tạo giáo viên.

Các quan chức cho biết trình độ tiếng Anh tương đương với mức B2 là cần thiết vì như vậy các giáo viên mới có thể đọc những tài liệu chuyên môn để giúp nâng cao kỹ năng giảng dạy cho họ.

Báo chí trong nước gần đây đưa tin rằng, trong số 700 giáo viên của tỉnh Bến Tre tiến hành kiểm tra, chỉ có 61 người đạt yêu cầu. Ở Huế, chỉ 5 trong số 500 giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học và trung học đạt chuẩn trong kỳ thi do Hội đồng Anh tổ chức.

Ở Hà Nội, chỉ 18% giáo viên đạt được điểm B2. Thông tin từ Bộ Giáo dục Đào tạo nói rằng có tỉnh tỉ lệ đạt chuẩn còn thấp đến mức 700 người chỉ 1 người đạt.

Cho đến nay, việc kiểm tra là tự nguyện. Những người dự thi phải cung cấp các bằng cấp, chứng chỉ tương đương trong hệ thống chuẩn CEFR như IELTs, TOEFL và chứng chỉ ESOL của trường đại học Cambridge.

Một số chuyên viên nghĩ rằng trình độ B2 sẽ không quá khó đối với đa số các giáo viên nhưng chế độ lương bổng cần được cải thiện nếu Chính phủ muốn giữ giáo viên và bổ sung hơn 24.000 giáo viên nữa để đạt các chỉ tiêu về đào tạo đến năm 2020.

"B2 là mức hợp lý. Những giáo viên mà tôi biết cũng muốn nâng cao trình độ nhưng cũng muốn lương lậu được cải thiện để họ thấy có động lực cố gắng", cô Trần Thị Qua, chuyên viên giáo dục tại sở Giáo dục Huế cho biết.

Các quan chức bộ GDĐT cho hay, họ đang nghiên cứu để nâng lương cho giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học. Một số phụ huynh tiểu học cũng đã chuẩn bị tinh thần đóng tiền để tăng lương cho cô giáo dạy tiếng Anh.

"Lo nhất là con tôi sẽ học tiếng Anh ở đâu và như thế nào thôi. Nhu cầu giảng dạy tiếng Anh ở các trường tiểu học công rất cao. Giờ tôi phải tốn rất nhiều tiền của và thời gian cho con học những trường dạy bằng tiếng Anh", chị Đỗ Thị Loan, một phụ huynh học sinh nói.

"Chính phủ cần có các khóa học để nâng cao trình độ của các giáo viên và tăng lương cho họ nhưng tôi nghĩ nếu các giáo viên cố tình không muốn nâng cao trình độ thì họ nên đổi nghề đi", chị Thảo nói.

Theo kế hoạch của bộ, đến năm 2015, 70% các giáo viên dạy tiếng Anh lớp 3 sẽ được đào tạo lại và đến năm 2019, toàn bộ các giáo viên sẽ được đào tạo lại. Giờ học môn tiếng Anh sẽ tăng gấp đôi và môn Toán sẽ được dạy bằng tiếng anh ở 30% các lớp trung học ở các thành phố lớn vào năm 2015.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia phát triển ngôn ngữ, mục tiêu của bộ giáo dục là không thực tế.

Một cựu quản lý phát triển đào tạo tiếng Anh của Hội đồng Anh, Rebecca Hales cho biết: "Bộ đưa ra một cách tiếp cận theo từng giai đoạn nhưng có rất nhiều vấn đề về nhu cầu và đáp ứng. Họ không có các giáo viên tiểu học được đào tạo cẩn thận. Các mục tiêu là hoàn toàn không thể thực hiện được ở thời điểm này".

Theo bà Hales, Hội đồng Anh đã tham gia đào tạo cho 2.000 chuyên viên cấp thạc sỹ nhưng bà không tin các chính quyền địa phương sẽ chấp nhận chi để nâng cao các kỹ năng cho các chuyên viên giáo dục.

"Các chuyên gia sư phạm chúng tôi đào tạo bây giờ ở vào vị trí tiến thoái lưỡng nan. Chẳng có vẻ gì là một kế hoạch đào tạo trên diện rộng gì cả", bà Hales nói.

Ông Nguyễn Ngọc Hùng thì lại khăng khăng rằng chiến lược đào tạo đang được tiến hành rồi nhưng không hề đả động gì đến quy mô của nó.

"Chúng đã đầu tư vào các trường đại học và cao đẳng ở các vùng, gửi cả các giáo viên đi đào tạo ở Anh và Úc rồi điều chuyển những người này về các trung tâm phát triển sư phạm để đào tạo những giáo viên ở các khu vực vùng xâu vùng xa", ông Hùng nói.

"Hiện tại, việc này vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi đang phải vật lộn với rất nhiều vấn đề, từ đào tạo, lương bổng, chế độ và cả chính sách đến việc làm thế nào để đào tạo xong và giữ chân họ lại nữa. Tôi không chắc liệu đề án có thành công hay không. Những nước khác đã tiêu tốn hàng tỷ đô cho công tác đào tạo tiếng Anh trong khối tư nhân nhưng tuy nhiên kết quả cũng không được toại nguyện cho lắm", ông nói.
Về Đầu Trang Go down
https://tailieutienganh.forumvi.com
 
Báo Anh "chê" giáo viên dạy tiếng Anh Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
»  KÌ KHẢO SÁT CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN TIẾNG ANH BẬC THPT YÊN BÁI
» Nhiều giáo viên tiếng Anh không đạt chuẩn
» đề thi olympic 30 4 lan thu 19 - môn tiếng anh 11
» ÂM CÂM TRONG TIẾNG ANH
» Tuyen tap de thi chon HSG lop 10 mon tieng Anh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÂY NINH 's english materials for learners :: english :: english news-
Chuyển đến