TÂY NINH 's english materials for learners
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TÂY NINH 's english materials for learners

good
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 TOEFL - IELTS - TOEIC

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 286
Join date : 15/02/2012

TOEFL - IELTS - TOEIC  Empty
Bài gửiTiêu đề: TOEFL - IELTS - TOEIC    TOEFL - IELTS - TOEIC  EmptySun Jul 08, 2012 8:30 am

TOEFL (được đọc là toe-full hoặc toffle) là viết tắt của Test Of English as a Foreign Language. TOEFL là bài kiểm tra trình độ tiếng Anh (Mĩ). Bài kiểm tra này bao gồm các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. TOEFL đánh giá kĩ năng hiểu và sử dụng tiếng Anh chuẩn Mĩ của một người có đạt đến trình độ có thể sử dụng ở bậc đại học. Điểm TOEFL thường được yêu cầu khi nhập học ở hầu hết các trường đại học và cao đẳng ở Mĩ. Điểm số TOEFL có giá trị trong 2 năm. Ngoài ra, các tổ chức như cơ quan chính phủ, cơ quan cấp giấy phép, doanh nghiệp, hoặc học bổng chương trình có thể yêu cầu chứng chỉ này.

Bài thi TOEFL là thương hiệu bản quyền của Cơ quan khảo thí giáo dục (Mĩ) (Educational Testing Service - ETS) và được tổ chức trên toàn thế giới. Bài thi lần đầu được tổ chức vào năm 1964 và cho đến nay đã có hơn 25 triệu thí sinh dự thi.

Mục lục
1 Các dạng thi TOEFL
1.1 TOEFL trên Internet (iBT)
1.2 TOEFL trên máy tính (CBT)
1.3 TOEFL trên giấy
2 Thang điểm TOEFL iBT
3 Xem thêm
4 Liên kết ngoài


[sửa] Các dạng thi TOEFL
[sửa] TOEFL trên Internet (iBT)
Đây là bài thi TOEFL thế hệ mới, sử dụng Internet để chuyển đề thi từ ETS về đến trung tâm tổ chức thi. Kể từ khi được giới thiệu vào cuối năm 2005, TOEFL iBT đang từng bước thay thế hoàn toàn dạng thi trên giấy (PBT) và dạng thi trên máy tính (CBT). Kì thi đã được tổ chức ở các quốc gia Mĩ, Canada, Pháp, Đức và Ý vào năm 2005 và các quốc gia khác vào năm 2006.

Bài thi TOEFL kéo dài trong 4 giờ và gồm có 4 phần, đòi hỏi thí sinh phải sử dụng thành thạo 4 kĩ năng. Nội dung của bài thi tập trung vào việc sử dụng tiếng Anh trong môi trường đại học hoặc cao học. Trong khi làm bài thí sinh có thể ghi chú.

Nghe: Khoảng 34-50 câu hỏi, kéo dài từ 50-90 phút.
Phần nghe bao gồm 6 đoạn, mỗi đoạn kéo dài 3-5 phút và kèm theo câu hỏi về đoạn văn. Trong đó có 2 đoạn đối thoại của sinh viên và 4 đoạn thảo luận hoặc bài giảng về học thuật và chỉ nghe một lần. Mỗi cuộc hội thoại được có 5 câu hỏi và mỗi bài giảng có 6 câu hỏi. Các câu hỏi với mục đích đánh giá khả năng hiểu ý chính, thông tin chi tiết quan trọng, mục đích và thái độ của người nói.
Nội dung các bài nghe lấy trong bối cảnh của một trường đại học hay cao đẳng ở một nước nói tiếng Anh.
Nói: Gồm 6 bài nói.
2 bài đầu là hình thức bài nói riêng (Independent Task) về một đề tài quen thuộc trong xã hội và sinh hoạt hằng ngày. Thí sinh sẽ được đánh giá về khả năng nói chuyện tự nhiên và cách thức truyền đạt ý tưởng. Thí sinh có 45 giây để nói.
4 bài nói tiếp theo là bài nói tích hợp (Integrated Task). Thí sinh phải nghe một đoạn hội thoại hay một bài thuyết giảng và sau đó trả lời dựa theo câu hỏi đưa ra có liên quan đến đoạn hội thoại hay bài thuyết giảng. Thí sinh sẽ được đánh giá về khả năng tổng hợp và truyền đạt thông tin từ các tài liệu. Ờ phần này, thí sinh có 60 giây để nói.
Đọc: Cũng có hai hình thức là dài và ngắn.
Ở dạng dài, thí sinh sẽ trả lời câu hỏi về 5 bài đọc trích từ các sách giáo trình của trường đại học hoặc cao đẳng ở Bắc Mỹ. Ở dạng ngắn, thí sinh phải trả lời câu hỏi về 3 bài đọc cũng có độ dài từ 700-750 từ nhưng với thời gian ngắn hơn là 60 phút (so với 100 phút của dạng dài).
Phần này đòi hỏi khả năng thuyết trình, tranh luận, phản biện.
Viết: Gồm 2 bài viết.
Bài thứ nhất là dạng Integrated Task. Thí sinh phải đọc một đoạn văn sau đó nghe một bài thuyết giảng rồi tóm tắt lại và nêu mối quan hệ giữa đoạn văn và bài thuyết giảng. Bài viết phải vào khoảng 150-225 từ. Thí sinh có 20 phút để viết.
Bài thứ hai là dạng Independant Task về một đề tài trong xã hội. Bài viết phải vào khoảng 300-350 từ. Thí sinh có 35 phút để viết.
[sửa] TOEFL trên máy tính (CBT)
TOEFL trên máy tính (CBT) được tổ chức đầu tiên vào ngày 30 tháng 9 năm 2006. Bài thi cũng được chia ra làm 4 phần : nghe, cầu trúc ngữ pháp, đọc hiểu và viết. Trong lúc làm bài thí sinh không được phép ghi chú.

Phần nghe (45-70 phút).
gồm 2 dạng: thí sinh sẽ nghe những đoạn đối thoại giữa 2 hoặc nhiều người trong lớp học hoặc trong trường đại học; hoặc những mẫu đối thoại giữa sinh viên với giảng viên. Các câu hỏi thường là dạng : ai, chủ đề của câu chuyện và ở đâu.
Phần ngữ pháp (15-20 phút).
thường là dạng nhận định chỗ sai trong câu và điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Phần đọc hiểu (70-90 phút).
Thí sinh sẽ đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi liên quan, thường là các dạng như: chủ đề của đoạn văn, các câu hỏi liên quan đến tác giả, các ý kiến được suy ra từ nội dung của đoạn văn...
Phần viết bài luận (30 phút).
Viết một bài luận về một chủ đề thông thường và nêu ra quan điểm chủ quan của thí sinh về chủ đề đó.
Bài thi TOEFL trên máy tính (CBT) được lập trình trước để mức độ khó-dễ của câu hỏi sẽ phụ thuộc vào sự trả lời của thí sinh đối với những câu hỏi trước.
Điểm số sẽ được chấm thành 3 phần theo thang điểm 0-30: nghe, đọc hiểu-ngữ pháp (gộp chung) và viết. 3 phần điểm sau đó được qui đổi thành điểm cuối cùng với thang điểm từ 0-300. Điểm viết sẽ được cho biết riêng theo thang điểm 0-6.
TOEFL trên giấy
Đây là dạng thi TOEFL cũ. Dạng này hầu như đã không còn được sử dụng trừ những khu vực không có điều kiện để thi iBT hoặc CBT. Cấu trúc bài thi PBT cũng tương tự như bài thi PBT chỉ có số câu hỏi nhiều hơn và thang điểm rộng hơn. Thang điểm tổng kết của TOEFL PBT là từ 310-677 và được qui đổi từ 3 cột điểm: nghe (31-68), ngữ pháp (31-68) và đọc (31-67). Khác với CBT, điểm phần viết (TWE - Test of Written English) không được tính vào điểm tổng kết mà được cho riêng biệt với thang điểm từ 0-6.

Thang điểm TOEFL iBT
Thang điểm cho một bài thi TOEFL iBT là 0 - 120 điểm.
Mỗi phần: Nghe, Nói, Đọc, Viết có thang điểm từ 0 - 30 điểm. Tổng điểm của cả 4 phần sẽ là điểm của bài thi.
Đầu tiên, phần Nói sẽ có thang điểm 0 -4 điểm, phần Viết có thang điểm 0 - 5 điểm. Sau đó sẽ được chuyển qua thang điểm 0 - 30 điểm để tính tổng điểm cho bài thi.




Hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế (tiếng Anh: International English Language Testing System, viết tắt là IELTS, đọc là /’ielts/) là một bài kiểm tra về sự thành thạo Anh ngữ. Nó được đồng điều hành bởi ba tổ chức ESOL của Đại học Cambridge (University of Cambridge ESOL), Hội đồng Anh (British Council) và tổ chức giáo dục IDP của Úc và được triển khai từ năm 1989. Người thi có thể lựa chọn giữa hai hình thức: Academic (học thuật) hoặc General training module (đào tạo chung):

Loại hình học thuật dành cho những ai muốn học ở bậc đại học hoặc các học viện, các hình thức đào tạo sau đại học.
Loại hình đào tạo chung dành cho những ai muốn tham gia những khóa học nghề, muốn tìm việc làm, hoặc vì mục đích di cư.
IELTS được chấp nhận bởi phần lớn các học viện ở Australia, Anh, Canada, Ireland, New Zealand và Nam Phi, ngày càng nhiều các học viện ở Mĩ, và nhiều tổ chức nghề nghiệp. Nó cũng là một yêu cầu bắt buộc đối với việc di cư đến Australia và Canada. Kết quả của kì kiểm tra IELTS (TRF-Test Report Form) sẽ có hiệu lực trong vòng 2 năm. Trong năm 2007, đã có hơn một triệu thí sinh tham dự kì kiểm tra IELTS. Và IELTS đã trở thành hệ thống kiểm tra ngôn ngữ tiếng Anh dành cho bậc sau đại học và người di cư phổ biến nhất trên thế giới.

Mục lục
1 Những tính chất đặc trưng của kì thi
2 Cấu trúc bài thi IELTS
3 Thang điểm
3.1 9 Thông thạo
3.2 8 Rất tốt
3.3 7 Tốt
3.4 6 Thành thạo
3.5 5 Bình thường
3.6 4 Hạn chế
3.7 3 Cực kì hạn chế
3.8 2 Lúc được lúc không
3.9 1 Không biết sử dụng
3.10 0 Bỏ thi
4 Địa điểm và ngày thi
5 Xem thêm
6 Liên kết ngoài


Những tính chất đặc trưng của kì thi
Bài thi IELTS bao gồm những nét đặc trưng sau:

Trong bài kiểm tra sẽ có nhiều kiểu giọng Anh của các nơi (Anh, Mĩ, Úc) để tránh sự phân biệt ngôn ngữ. Trong khi TOEFL chỉ bao gồm tiếng Anh của vùng Bắc Mĩ, luôn được công nhận là đáng tin cậy hơn TOEFL bởi một số cá nhân và tổ chức (đặc biệt là các tổ chức ngoài Mĩ), mặc dù nhìn bề ngoài thì có bao gồm cả những bài thi nghe của giọng Anh và giọng Úc.
IELTS kiểm tra khả năng nghe, đọc, viết và nói bằng tiếng Anh.
Hai dạng bài thi có thể được lựa chọn 1: Học thuật và dạng đào tạo chung.
Điểm sẽ được chấm cho từng kĩ năng nhỏ (nghe, đọc, viết, nói). Thang điểm từ 1 (không biết sử dụng ) đến 9 (sử dụng thông thạo).
Bài kiểm tra kĩ năng nói,một nét đáng chú ý của IELTS, sẽ được thực hiện dưới hình thức giao tiếp trực tiếp giữa thí sinh và người chấm thi. Người chấm thi sẽ đánh giá thí sinh khi họ đang thực hiện bài nói của mình. Bài nói cũng được ghi âm để chấm lại, đối chiếu với bảng điểm đánh giá đã đưa ra trước đó.
Đội ngũ những người chấm thi IELTS đến từ nhiều nơi trên thế giới: Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, Canada và các nước nói tiếng Anh khác.
[sửa] Cấu trúc bài thi IELTS
Tất cả các thí sinh phải hoàn thành bốn phần của bài thi: Nghe, Đọc, Viết, Nói. Các thí sinh sẽ thi chung phần Nghe và Nói trong khi phần thi Viết và Đọc sẽ khác biệt tuỳ theo việc thí sinh đó đăng kí hình thức thi Học thuật hay Đào tạo chung.

- Nghe: là bài thi gồm khoảng 40 câu diễn ra từ 20-30 phút, trong bài thi nghe có 4 phần (số câu hỏi không được chia đều), nghe 1 lần và các đoạn nghỉ được ghi kèm trong băng hoặc đĩa. Cuối bài thi các thí sinh sẽ có 10 phút để ghi lại kết quả vào Answer Sheet (Phiếu trả lời câu hỏi) Phần 1: là các tình huống đời thường (đăng ký hoạt động, thuê nhà, nhập học) thường là 1 cuộc nói chuyện nhưng là hỏi đáp, và người đáp thường nói nhiều hơn. Phần 2: là các tình huống hướng dẫn và giới thiệu về 1 chủ đề quen thuộc (trường học, khu du lịch, chương trình ca nhạc, triển lãm,..) thường chỉ nói bởi 1 người. Phần 3: là các tình huống đối thoại giữa ít nhất là 2 người, đây là các cuộc thảo luận có tính chất học thuật hơn (Ví dụ: chọn chủ đề khóa luận, đề tài nghiên cứu khoa học) Phần 4: là 1 bài thuyết trình về 1 chủ đề học thuật, thường do 1 người nói và dùng nhiều từ ngữ mang tính chất học thuật.

- Đọc: là bài thi gồm khoảng 40 câu hỏi trong chính xác 60 phút (không có thời gian giành cho ghi lại câu trả lời cuối bài thi), được chia làm 3 phần, mỗi phần là 1 bài đọc khoảng 1500 từ với câu hỏi được chia tương đối đều. Khác với bài nghe, bài đọc không có độ khó tăng dần mà hoàn toàn là ngẫu nhiên.

- Viết: là 1 bài thi gồm 2 bài tập trong thời gian chính xác là 60 phút (thí sinh phải tự phân phối thời gian), gồm 1 bài về mô tả 1 biểu đồ, 1 quá trình, 1 hiện tượng được biểu diễn giới dạng hình vẽ; 1 bài là bài luận về 1 chủ đề đưa ra.

- Nói: Là 1 bài nói trong thời gian khoảng 12-15 phút, gồm 3 phần: Phần 1: Trả lời các câu hỏi về các chủ đề chung chung như quê hương, gia đình, sở thích, ... Phần 2: Người hỏi sẽ đưa cho bạn 1 yêu cầu về mô tả 1 sự việc hiện tượng có liên quan đến bạn, trong yêu cầu sẽ có 4 gợi ý để thí sinh có thể dễ dàng phát triển ý. Thí sinh có 1 phút để suy nghĩ và nhiều nhất là 2 phút để trả lời. Kết thúc phần trả lời, người hỏi có thể sẽ hỏi thêm 1 đến 2 câu hỏi. Phần 3: Người hỏi sẽ hỏi bạn các câu hỏi về chủ đề liên quan tới hiện tượng và sự việc mà bạn đã trình bày ở trên. Các câu hỏi ở phần này thường là các loại sau: 1. Discuss (bàn luận) 2. Compare (so sánh) 3. Speculate (dự đoán) 4. Analyse (phân tích) 5. Explain (giải thích) 6. Evaluate (ý kiến)

Thang điểm
Thang điểm: IELTS được đánh giá trên một thang điểm 9 cấp. Mỗi một mức điểm điểm ứng với từng trình độ khác nhau, trong đó có tính đến điểm 0.5 (Ví dụ như 6.5 hay 7.5). Một thang điểm 9 cấp độ được miêu tả gồm có:

9 Thông thạo
Đã hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ với một sự phù hợp, chính xác, lưu loát và thông hiểu hoàn toàn đầy đủ

8 Rất tốt
Hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ, chỉ đôi khi mắc những lỗi như không chính xác, không phù hợp nhưng lỗi này chưa thành hệ thống. Trong những tình huống không quen thuộc có thể sẽ không hiểu. Sử dụng tốt với những chủ đề tranh luận phức tạp, tinh vi.

7 Tốt
Nắm vững ngôn ngữ, nhưng đôi khi có những sự không chính xác, không phù hợp, không hiểu trong một số tình huống. Nói chung là sử dụng tốt ngôn ngữ phức tạp và hiểu những lí lẽ tinh vi.

6 Thành thạo
Sử dụng ngôn ngữ tương đối hiệu quả tuy có những chỗ không chính xác, không phù hợp, không hiểu. Có thể sử dụng và hiểu tốt ngôn ngữ phức tạp, đặc biệt là trong những tình huống quen thuộc.

5 Bình thường
Sử dụng được một phần ngôn ngữ, nắm được nghĩa tổng quát trong phần lớn các tình huống, dù thường xuyên mắc lỗi. Có thể sử dụng ngôn ngữ trong những lĩnh vực riêng quen thuộc của mình.

4 Hạn chế
Có sự thành thạo cơ bản bị hạn chế trong những tình huống quen thuộc. Thường có khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ phức tạp.

3 Cực kì hạn chế
Có thể nói và hiểu trong những tình huống rất quen thuộc. Thường thất bại trong giao tiếp.

2 Lúc được lúc không
Không có những giao tiếp thực sự ngoại trừ những thông tin cơ bản nhất với những từ ngữ riêng lẻ hoặc những cú pháp ngắn trong tình huống thông thường để đạt được mục đích tức thời. Khó khăn lớn trong việc nói và viết tiếng Anh.

1 Không biết sử dụng
Hoàn toàn không có khả năng sử dụng tiếng Anh ngoài vài từ riêng lẻ.

0 Bỏ thi
Không một thông tin nào để chấm bài. Người dự thi đã không thể tham dự kì thi.

Địa điểm và ngày thi
Có khoảng 300 trung tâm dự thi trên toàn thế giới. Số lượng thí sinh đã tăng khoảng 100 ngàn người năm 1999 lên nửa triệu người năm 2003. Ba quốc gia có nhiều thí sinh nhất năm 2003 là Trung Quốc đại lục , Ấn Độ và Anh cho kì thi học thuật và Ấn Độ, Trung Quốc đại lục và Úc cho kì thi đào tạo chung.

Có đến 48 ngày thi hợp lệ trong một năm. Mỗi trung tâm tổ chức nhiều nhất là 4 kì thi mỗi tháng tùy nhu cầu từng địa phương



TOEIC, viết tắt của Test of English for International Communication, là một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế về giao tiếp dành cho người đi làm không phải là nguoi sử dụng tiếng Anh làm tiếng mẹ đẻ.


Bằng chứng nhận TOEIC (số 860 đến 990)Mục tiêu của người học tiếng Anh đó là làm sao để có thể sử dụng tiếng Anh một cách hiệu quả trong môi trường làm việc hàng ngày, từ những tình huống giao tiếp cơ bản, đơn giản đến những tình huống phức tạp và chuyên môn hơn!

Hiện nay, phần lớn các công ty đều sử dụng bài thi TOEIC như một công cụ để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của cán bộ nhân viên và là tiêu chuẩn để tuyển dụng ứng viên. Vì vậy, việc học tiếng Anh theo chương trình TOEIC và việc thi chứng chỉ TOEIC đang rất được quan tâm.

Mục lục
1 Lịch sử
2 Cấu trúc bài kiểm tra TOEIC
3 Kỳ thi TOEIC phiên bản mới
3.1 Điểm mới của bài thi TOEIC
3.2 Điểm khác biệt của bài thi TOEIC mới
4 So sánh TOEIC cũ và TOEIC mới
4.1 Công cụ đánh giá chính xác tiếng Anh trong môi trường kinh doanh
4.2 Bài thi TOEIC mới vẫn giữ nguyên:
5 Kỳ thi TOEIC ngày nay
6 Chú thích
7 Liên kết ngoài
8 Tài liệu


[sửa] Lịch sử
Cục Trắc nghiệm Giáo dục (Educational Testing Service - ETS) ở Hoa Kỳ đã phát triển chương trình trắc nghiệm TOEIC dựa trên cơ sở tiền thân của nó là chương trình trắc nghiệm TOEFL , theo một đề nghị từ Liên đoàn Tổ chức Kinh tế Nhật Bản (Keidanren) kết hợp với Bộ Công thương Quốc tế (Nhật Bản) (MITI), mà ngày nay là Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (Nhật Bản) (METI). Báo Asahi Shimbun đã phỏng vấn Yasuo Kitaoka, nhân vật trung tâm của đội ngũ có ý tưởng về chương trình trắc nghiệm TOEIC này. Do đó chương trình trắc nghiệm TOEIC có thể được xem là một chương trình lai Mỹ-Nhật.

Kì thi này được lập ra nhằm đánh giá trình độ thông thạo tiếng Anh của các đối tượng sử dụng ngôn ngữ này như một ngoại ngữ. Trước đây, chỉ có các công ty tập đoàn mới cần đến kì thi TOEIC, nhưng kì thi này hiện đã được phổ biến đối với các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học vì điểm số TOEIC đóng vai trò quan trọng trong việc họ có được tuyển dụng hay không.

[sửa] Cấu trúc bài kiểm tra TOEIC
TOEIC là một bài kiểm tra trắc nghiệm bao gồm 200 câu hỏi. Những câu này chia đều cho hai phần - Nghe Hiểu và Đọc. Bài thi kéo dài trong hai giờ. Mỗi thí sinh nhận được điểm độc lập cho hai phần thi nghe hiểu và đọc trên một thang điểm từ 5 đến 495 điểm. Tổng điểm cộng lại có thang từ 10 đến 990 điểm. Chứng chỉ TOEIC có 5 màu, tùy theo kết quả: cam (10-215), nâu (220-465), xanh lá cây (470-725), xanh da trời (730-855) và vàng (860-990).

Trong phần thi Nghe Hiểu, các thí sinh phải lắng nghe các cuộc hội thoại ngắn, các câu, câu hỏi và các bài nói ngắn để trả lời câu hỏi. Phần này bao gồm 100 câu hỏi. Thí sinh sẽ hoàn tất phần thi Nghe này trong 45 phút.

Phần Đọc bao gồm 100 câu hỏi về đọc và chia làm 3 loại - câu chưa hoàn chỉnh, nhận ra lỗi sai, và đọc hiểu. Thí sinh có thể trả lời các câu hỏi trong phần này tùy vào tốc độ làm bài của mình. Thời gian để hoàn tất phần thì này là 75 phút.

Những kiến thức chuyên môn hay từ vựng không được đề cập đến trong kì thi TOEIC.

[sửa] Kỳ thi TOEIC phiên bản mới
Sau một thời gian nghiên cứu, Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) đã thiết kế lại bài thi TOEIC. Bài thi TOEIC mới vẫn mang các đặc trưng của bài thi TOEIC cũ với thời gian thi, hình thức tổ chức thi và mức độ khó của đề thi không thay đổi. Thang điểm của bài thi TOEIC mới vẫn giữ nguyên và điểm số của hai bài thi TOEIC cũ và mới hoàn toàn tương thích nhau.

[sửa] Điểm mới của bài thi TOEIC
Một trong những sứ mệnh quan trọng hàng đầu của ETS là luôn luôn đảm bảo chất lượng các chương trình kiểm tra của mình bằng cách cập nhật nội dung để duy trì tính khách quan, chính xác và hiệu quả của bài thi.

Việc đánh giá khả năng ngôn ngữ trong bài thi TOEIC mới được cải tiến bằng hệ thống câu hỏi phản ánh các ngữ cảnh cụ thể trong môi trường làm việc quốc tế hiện đại. Không phải tất cả các câu hỏi đều thay đổi, trong một số tình huống, thí sinh có cơ hội chứng minh khả năng ngôn ngữ của mình bằng cách lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất với ngữ cảnh. Nói một cách khác, bài thi sẽ đánh giá tốt hơn phản ứng của thí sinh trong ngữ cảnh cụ thể tại nơi làm việc.

Bên cạnh đó, ETS tiếp tục duy trì tính chính xác và chất lượng của chương trình TOEIC nguyên bản. Thang điểm TOEIC vẫn không thay đổi (từ 5 đến 495 điểm cho mỗi phần thi Nghe hiểu và Đọc hiểu). Mức độ khó của bài thi TOEIC vẫn được giữ nguyên. Nhiều loại câu hỏi cũng không thay đổi.

[sửa] Điểm khác biệt của bài thi TOEIC mới
Phần nghe hiểu có 4 sự thay đổi chính:
- Giảm số câu hỏi hình ảnh trong phần 1.

- Câu hỏi không chỉ được viết mà còn được đọc qua băng casset trong phần 3 (Hội thoại) và phần 4 (Cuộc nói chuyện ngắn).

- Thay các câu hỏi riêng lẻ bằng nhóm các câu hỏi trong phần 3 (Hội thoại ngắn).

- Sử dụng giọng đọc tiếng Anh với các ngữ âm khác nhau, như: Anh - Mỹ, Anh – Anh, Anh – Canada và Anh – Úc.

Phần đọc hiểu có 3 sự thay đổi chính:
- Lược bỏ các câu hỏi của phần 6 (Tìm lỗi trong câu)

- Thêm loại câu hỏi Hoàn thành đoạn văn (Phần 6)

- Gộp nhóm câu hỏi đọc hiểu dựa trên 2 đoạn văn có chủ đề liên quan (Phần 7)

Ngoài ra, còn có thêm một sự thay đổi khác nữa về ngữ âm trong phần nghe hiểu. Sẽ có một số ví dụ về giọng Anh - Mỹ (Bắc Mỹ), giọng Anh – Canada, giọng Anh – Anh và giọng Anh – Úc. Những ngữ âm này xuất hiện không đáng kể nhưng chúng phản ánh những kiểu giọng tiếng Anh khác nhau đã được đào tạo và sử dung trong môi trường làm việc quốc tế. Với những thay đổi này, giá trị của TOEIC ngày càng được củng cố với vai trò là một Chương trình đánh giá khả năng giao tiếp trong môi trường quốc tế.

[sửa] So sánh TOEIC cũ và TOEIC mới
TOEIC cũ

TOEIC mới

Phần Nghe hiểu
- Phần 1:

Câu hỏi hình ảnh: 20 câu

Câu hỏi hình ảnh:10 câu

- Phần 2:

Hỏi và trả lời: 30 câu

Hỏi và trả lời: 30 câu

- Phần 3:

Hội thoại ngắn: 30 câu (30 đoạn hội thoại, mỗi đoạn hội thoại có một câu hỏi tương ứng)

Hội thoai: 30 câu (10 đoạn hội thoại, mỗi đoạn có 3 câu hỏi)

- Phần 4:

Cuộc nói chuyện ngắn: 20 câu (có từ 6 đến 9 đoạn, tương ứng từ 2 đến 4 câu hỏi cho mỗi đoạn)

Cuộc nói chuyện ngắn: 30 câu hỏi (10 đoạn , mỗi đoạn có 3 câu hỏi)

Phần Đọc hiểu
- Phần 5:

Hoàn thành câu: 40 câu

Hoàn thành câu: 40 câu

- Phần 6:

Tìm lỗi trong câu: 20 câu

Hoàn thành đoạn văn: 12 câu hỏi (gồm 4 đoạn văn, mỗi đoạn 3 câu hỏi tương ứng)

- Phần 7:

Đọc hiểu: 40 câu

Đọc hiểu: 48 câu (đoạn đơn: 28 câu, đoạn kép: 20 câu)

[sửa] Công cụ đánh giá chính xác tiếng Anh trong môi trường kinh doanh
Bài thi TOEIC mới phản ánh các phong cách tiếng Anh trong môi trường kinh doanh toàn cầu và chú trọng đến các ngữ cảnh ngôn ngữ cụ thể. Chính vì vậy đòi hỏi người học phải có phương pháp tổng hợp và khả năng nhận biết, tích hợp thông tin.

[sửa] Bài thi TOEIC mới vẫn giữ nguyên:
- Thời gian thi: 2 giờ.

+ Đọc hiểu: 75 phút.
+ Nghe hiểu: 45 phút.
- Số lượng câu hỏi: 200 câu

+ Đọc hiểu: 75 phút.
+ Nghe hiểu: 45 phút.
- Thí sinh sử dụng giấy và bút chỉ để làm bài.

- Mức độ khó của bài thi TOEIC không đổi.

- Thang điểm TOEIC vẫn giữ nguyên.

[sửa] Kỳ thi TOEIC ngày nay
Mỗi năm có khoảng hơn 3 triệu người tham dự kì thi TOEIC, điều này đã nâng tầm quan trọng của kì thi và làm cho nó trở thành một kì thi tiếng Anh phổ biến nhất ngày nay. Kì thi TOEIC được các khách hàng công ty quan tâm đặc biệt. Những doanh nghiệp này dựa vào điểm số TOEIC làm tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên và quyết định thăng chức hay tiến cử một nhân viên nào đó tu nghiệp nước ngoài.

Các trường Đại Học và các trường ngoại ngữ dùng bài kiểm tra TOEIC để đánh giá sự tiến bộ trong việc học tiếng Anh đối với các sinh viên của họ, kì thi xếp lớp và cấp cho sinh viên một Tín Chỉ có giá trị quốc tế.

Trong thời gian gần đây người Việt nam ta bắt đầu quan tâm tới chứng chỉ TOEIC và để theo kịp nhu cầu của thị trường nên đã có nhiều người là sinh viên sắp ra trường và những người đang đi làm hay chuẩn bị xin việc đều luyện thi chứng chỉ TOEIC.

Đặc biệt:

- Cần chú ý là chứng chỉ TOEIC chỉ có hiệu lực trong vòng 2 năm.[1]

- Kết quả của mỗi lần thi sẽ được thông báo sau 10 ngày - 2 tuần (tại Việt Nam).[1
Về Đầu Trang Go down
https://tailieutienganh.forumvi.com
 
TOEFL - IELTS - TOEIC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Reading for IELTS
» IELTS to success
» guide to ielts
» cambridge ielts 1 ,2 ,3
» CAMBRIDGE IELTS 4 AND 5

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÂY NINH 's english materials for learners :: english :: english news-
Chuyển đến