TÂY NINH 's english materials for learners
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TÂY NINH 's english materials for learners

good
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 ngữ pháp tiếng anh phần 1

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 286
Join date : 15/02/2012

ngữ pháp tiếng anh phần 1 Empty
Bài gửiTiêu đề: ngữ pháp tiếng anh phần 1   ngữ pháp tiếng anh phần 1 EmptyMon Jun 18, 2012 5:39 pm

  NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO  

CÁCH DÙNG “GIVEN”
"Given the success of this program, the government is continuing its contribution with $12M in 2011."

Trước hết, tạm dịch câu trên: "Căn cứ vào thành quả của chương trình, chính phủ tiếp tục góp 12 triệu đô la trong năm 2011."

Chữ GIVEN là hình thức past participle của GIVE, nhưng dùng như một preposition, và có nghĩa như ASSUMED, CONSIDERING, coi như, xét.

- Given the condition of the engine, it is a wonder that it even starts=Căn cứ vào tình trạng rất cũ của máy, thật là một điều kỳ diệu là máy vẫn còn nổ.

- Given the number of people we invited, I'm surprised so few came=Căn cứ vào số người chúng ta đã mời, tôi lấy làm lạ sao có ít người đến dự.

- Given her interest in children, I am sure teaching is the right career for her=Căn cứ vào việc cô ta quan tâm đến trẻ em, tôi tin chắc rằng dạy học là nghề thích hợp với cô ấy.

-- Given his age, he' s a remarkably fast runner=Ở tuổi anh ta, anh ta thật là một người chạy rất nhanh.
Ví dụ : Chúng ta sẽ nói
• The decision has been approved by the committee. hay
• The decision has been approved from the committee.
Trả lời :
1. 'by' với câu bị động (passive clauses)
Trong câu ở thể bị động, như ví dụ trên, chủ thể hành động thường được giới thiệu bằng giới từ by, vì thế trong hai câu trên, câu thứ nhất là đúng.
Chúng ta có thể biến câu ở dạng bị động thành câu ở dạng chủ động nếu muốn dùng from như sau:
• This decision has received approval from the committee.
Nhưng với tất cả các câu ở thể bị động chúng ta dùng by khi giới thiệu chủ thể hành động:
• The car was turned over by a falling tree.
• All the roofs on the houses in the village were ripped off by the tornado.
• The visiting speaker was introduced by the club chairman.
Chỉ có trường hợp ngoại lệ duy nhất không dùng by là khi chúng ta nói về dụng cụ/vật thể được dùng cho hành động đó chứ không phải là nói về chủ thể của hành động.
Khi nói về dụng cụ/vật thể được dùng trong một hành động nào đó, chúng ta dùngwith, thay vì by.
Hãy so sánh các câu sau:
• She was killed with a kitchen knife.
• She was killed by an unknown assassin.
• The palace was built with red bricks from the local brickyard.
• The palace was built by a famous architect.
2. 'by' để nói về thời gian, giờ giấc (to express time)
By cũng được dùng để chỉ thời gian tới một điểm cụ thể nào đó:
• I want you to be home by eleven o’ clock (trước hoặc chậm nhất là lúc 11 giờ).
• By the time I arrived, everybody had left.
• By the end of the lecture, nearly everyone was asleep.
3. by hay near?
By cũng có nghĩa là very close to (rất gần với).Ví dụ:
• Our house is quite close to the sea, but I would really like to live right by the sea.
4. 'by' dùng trong các cụm từ cố định (common phrases)
By còn được dùng trong một số cụm từ thông dụng như sau:
• Are you going to deliver that parcel byhand, or will you send it by post?
• Do you want to pay for this in cash, by cheque or by credit card?
• You can get there by air, by road, by rail or by sea, but however you travel, I’m sure you’ll enjoy it.
• I have learnt this piece by heart and don’t need to have the music in front of me.
Tuy nhiên xin lưu ‎ là nếu chúng ta đặt một quán từ (a/an, the) trước danh từ in thì nó sẽ không còn là một cụm từ cố định nữa và giới từ by sẽ thay đổi.
? Hãy so sánh các câu sau:
• Why don’t you send it by email? It’s quicker.
• I learnt about it in an email from Richard.
• Did she come by car?
Yes, she did. She turned up in a brand new sports car!
5. from hay since?
Giới từ from chỉ điểm bắt đầu của một hành động. Nó thường được dùng với tohoặc till để chỉ thời điểm kết thúc hành động đó:
• I normally work from nine to five, sometimes from ten till six.
• You can drop by at any time during the afternoon. I shall be here from two onwards.
• From now on you must wear a suit and a tie whenever you go to the office.
Xin lưu, since được dùng với thì Hiện tại hòan thành (present perfect) hoặc quá khứ hoàn thành (past perfect tense) để chỉ điểm bắt đầu của hành động. Với các thì khác chúng ta thường dùng from.
?Hãy so sánh các câu sau:
-The office is open from eight o’ clock, but I don’t usually arrive before nine.
-I have been working on the project since the beginning of September and hope to finish it by the end of October.
Acccident (n)

(1) Tai nạn:
- He was in a car accident last week=Tuần trước anh ta bị tai nạn xe hơi.
- Accident insurance=Bảo hiểm tai nạn.
(2) Vô tình, by accident:
- The fire was started by accident=Vụ hoả hoạn ngẫu nhiên xẩy ra (trái nghĩa: on purpose=cố ý).
- I ran into an old friend by accident=Tôi ngẫu nhiên gặp một người bạn cũ.
(3) [nghĩa này incident không có] Tiểu hay tiêu trong quần:
- Three-year-old John had three accidents in class this week and was sent home for training=Tuần này em John 3 tuổi “bĩnh” ra quần ba lần trong lớp học, và được gửi về nhà để dạy cho biết cách đi cầu.
* Accident-prone=dễ bị tai nạn.Ex: Active children are accident-prone=Con nít thích chạy nhảy thì hay bị tai nạn.
* Tục ngữ: “accidents will happen” hay “accidents happen”: Lời dùng để an ủi khi tai nạn xảy ra cho một người nào đó; rủi ro phải chấp nhận vì không tránh khỏi. Ex: It’s too bad about the scratch, but accidents happen=Thật là rủi khi bị vết trầy trên xe, nhưng tai nạn xảy ra là chuyện không tránh được.
* Accidental (adj)/ accidentally (adv)
- Regulations are needed to limit accidental releases of these chemicals=Cần có luật lệ để giảm những vụ tai nạn vô ý thải hóa chất.
- I accidentally locked myself out of the house=Tôi vô tình khóa cửa mà quên mang theo chìa khóa.
- An accidental meeting=Ngẫu nhiên mà gặp một người.

Incident (n)
- Chuyện xẩy ra bất thường, có khi nghiêm trọng hay hung bạo. Ex: The police say the shooting incident was gang-related=Cảnh sát nói vụ bắn súng có dính líu tới băng đảng.
- Without incident=An toàn. The plane took off without incident=Máy báy cất cánh an toàn, không có chuyện gì xẩy ra. The demonstration proceeded without incident= Cuộc biểu tình tiến hành không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra.
- An international incident=Một vụ rắc rối có tầm vóc quốc tế. Ex: The kidnapping caused an international incident=Vụ bắt cóc gây thành một chuyện rắc rối quốc tế.
- Border incidents=những vụ đụng chạm ở biên giới.
* Incident to (a): liên hệ với, hậu quả tự nhiên, xảy ra vì là kết quả của một chuyện khác. Ex: Injuries incident to military services=Các vụ bị thương tích liên hệ với thi hành nhiệm vụ quân sự. The risks incident to the life of a test pilot=Những nguy hiểm gắn liền với đời một phi công thử nghiệm.
* Incidental=phụ; incidental expenses, incidentals=tiền tiêu vặt, đồ phụ; incidental music=nhạc nền chơi trong vở kịch hay phim.
* Incidentally=nhân thể, nhân tiện by the way.
=> Tóm lại: khi nói đến một việc xảy ra không định trước, như tai nạn, ta dùng accident; khi nói đến một sự cố, hay chuyện rắc rối xảy ra dùng incident.
Accidentally có nghĩa là vô ý, không chủ ý, by accident; còn incidentally có nghĩa là nhân thể. Ex: He was by profession a lawyer and incidentally a musician=Ông ta là một luật sư theo chức nghiệp nhưng còn làm một việc phụ là nhạc sĩ.
SO & THEREFORE
A. Những trường hợp SO dùng khác THEREFORE

1/ So as an adverb: Cũng vậy (để khỏi lập lại ý đã nói):
I was wrong but so were you. (so=also)-So và therefore cùng là adverb và conjunction, và khi cùng có nghĩa “bởi vậy cho nên” thì dễ nhầm khi dùng. Trong trường hợp so làm conjunction, và therefore làm conjunctive adverb nối 2 mệnh đề độc lập thì trước so, dùng dấu phẩy comma, trước therefore, dùng dấu chấm phẩy semicolon (xem phần cuối).
2/ Trong những thí dụ sau, so khác nghĩa với therefore, và không thể thay bằng therefore được:.
3/ So as an intensifier or as an emphasis: (such a degree, đến như vậy, very, rất, quá)
I was so glad to find that print that I bought copies for al my friends.
The food is so good.
Why are you so mad?
Thank you so much.
I felt so sick yesterday.
It’s so simple that even a child can do it.
Idioms with so:
And so forth (and so on), vân vân.
So what? Thì đã sao?
So much the better=càng hay, càng tốt. You can use dried parsley, but if you have fresh, so much the better. Bạn có thể dùng mùi tây khô, nhưng nếu có mùi tây tươi thì càng tốt.
So long (goodbye)
How are you feeling? --Not so good.
So help me God. (để nhấn mạnh)
So be it! Thì đành vậy thôi!
4/ So=so that (expressing a purpose; để)
She whispered to me so (=so that) no one would hear.
[Trong câu trên khi viết, nên dùng so that, tuy rằng khi nói, người Mỹ thường bỏ that trong trường hợp này.]
5/ So as a conjunction: Cho nên, as a result, vì vậy nên
The shops were closed, so I didn’t get any milk.
It was raining, so we didn’t go out.
There was no bus, so we walked.

B. Therefore:

1/ As an adverb:
Will you therefore resign?
I would, therefore, like a response.
I think, therefore I am (Descartes—Cogito ergo sum )—ta có suy nghĩ vậy thì có ta. (Ta có suy nghĩ vậy đó là bằng chứng ta hiện hữu)
2/ Therefore as a conjunctive adverb: (consequently, for that reason, bởi vậy, cho nên, vì vậy)
I was nervous; therefore, I could not do my best in the driving test.
There are many people who want to buy the painting; you should, therefore, expect the price to be rather high. [để ý semicolon trước “you”. Nếu therefore ở giữa câu, thì ngăn bởi 2 commas.] Có nhiều người muốn mua bức họa, nên bạn cũng biết là giá sẽ khá cao.
There are many people who want to buy the painting; therefore you should expect the price to be rather high. [Trước therefore có semi-colon, nối 2 mệnh đề independent clauses.)
I didn’t read the test very well; therefore I was surprised I did it very well.
Tôi không đọc bài thi kỹ, vì vậy nên tôi rất lấy làm lạ thấy mình làm rất khá.

C. Therefore & so used interchangeably. Therefore is more formal. But note the semicolon used before therefore, and a comma before so:
He wanted to study late, so he drank another cup of coffee.
He wanted to study late; therefore he drank another cup of coffee.
She is ill, and so cannot come to the party.
She is ill; therefore she can’t come to the party.
Tóm lại:Khi diễn tả ý “vì vậy cho nên”, truớc so dùng comma; trước therefore dùng semicolon nếu so hay therefore nối hai mệnh đề độc lập. So trong những thí dụ trên là conjunction (liên từ) còn therefore là conjunctive adverb (liên trạng từ) hay adverbial conjunction
1. What level of English do I need to take IELTS?
IELTS can provide a test result for all candidates from beginner to very advanced. Remember, however, that the examination is pitched at intermediate level and above.
2.How often can I sit IELTS?
There is no limit to the number of times you may sit IELTS.
3.How often is IELTS available?
There are no set dates for IELTS. Most test centres offer the test at least once a month and busy centres may conduct more sessions at peak time of the year.
4.Where is IELTS available?
There are over 250 approved test centres in over 105 different countries. Contact UCLES, the British Council or IDP Education Australia for an up-to-date list of centres.
5.Do I receive a certificate?
No. You will receive a Test Report Form (TRF) from the centre where you sat the test showing your band score in each part of the test.
6.How long is a test score valid?
As with all language proficiency tests, a result has a maximum ‘shelf life’ of approximately 2 years. To be valid after 2 years, an IELTS TRF should be accompanied by evidence that you have maintained your level of English through your studies or effective use of the language.
7.What score do I need to get into university?
This depends upon the institution to which you are applying. While some will accept you at Band 5, most universities require a minimum of 6.5 overall with a minimum score of 6 in each sub-test. Some courses with a heavy emphasis on language may ask for a higher score. You should seek advice form the Faculty or University to which you are applying.
8. Do I need to pass each paper to pass IELTS?
There is no actual ‘pass mark’ for IELTS. You will receive a TRF which shows your performance on the 9 band scale in each of the four modules. The four scores are then combined to produce your overall band score. There are no IELTS certificates – just this form.
9. How long does it take to get an IELTS result?
You will receive your result within two weeks of sitting the test. The result will come from the centre where you sat the test.
10.If I reach a satisfactory level in one part of the test but not in other parts, do I have to sit the whole test again?
Yes. You have to sit all four Modules each time you sit IELTS. Your score on all parts of the test will be recorded on each TRF.
11.How long does it take to go from one Band level to the next?
This depends on your personal circumstances – your motivation to learn, your exposure to English and the amount of time you spend studying.
12.Do I have to study at an English language school before I take IELTS?
No. However, it is important to be familiar with the types of questions you will meet in the test. Spending time in an IELTS preparation class with other students will certainly be helpful because IELTS differs from other English examinations.
13.Do I have to sit all parts of the test on the same day?
The Listening, Reading and Writing modules are taken on the same day. The Speaking test is usually on this day but may be held up to two days later – at the discretion of the centre.
14.Is IELTS available on computer?
A computerised version of IELTS – known as CBIELTS – will be available at some centres for the Listening and Reading tests. You can choose whether to take the Writing test on screen or on paper. However, you will always be able to take the pen and paper version of the test at all centres.
15.What age must I be to sit IELTS?
IELTS is not recommended for candidates under the age of 16.
16.Is there a difference between an Academic and a General Training IELTS score?
Yes. The Academic module is designed to assess whether you are ready to study in an English language medium at undergraduate or postgraduate level. A General Training score cannot be used for entry to a university as the emphasis of GT is on basic survival skills in a broad social and educational context. The results are not interchangeable.
17.Which module should I sit if I want to emigrate to Australia or New Zealand?
You should sit the General Training module. A score of 5.5 is generally required.
18.How many times will I hear the Listening module?
There are four sections to the Listening module and you will hear each part ONCE only.
19.Will I be penalised if I cannot spell a word properly in the Listening test?
Poor spelling and grammar in your answers will be penalised though minor misspellings are overlooked. Both British and American spelling is accepted, however.
20.Is there a choice of questions in the Writing Test?
No. There will be one Task 1 question and one Task 2 question. You must answer both questions in the time allowed. 1. Mức độ tiếng Anh nào tôi cần phải thi IELTS?
IELTS có thể cung cấp kết quả xét nghiệm cho tất cả các ứng cử viên từ sơ cấp đến rất tiên tiến. Hãy nhớ rằng, tuy nhiên, rằng kiểm tra là pitched ở trình độ trung cấp trở lên.
2.How Tôi có thể ngồi IELTS?
Không có giới hạn với số lần bạn có thể ngồi IELTS.
3.How thường là IELTS có sẵn?
Không có ngày thiết lập cho IELTS. Hầu hết các trung tâm thử nghiệm cung cấp các kiểm tra ít nhất một lần một tháng trung tâm và bận rộn có thể tiến hành phiên tại thời gian cao điểm của năm.
4.Where là IELTS có sẵn?
Có hơn 250 trung tâm kiểm tra tại hơn 105 quốc gia khác nhau đã được phê duyệt. Liên hệ UCLES, Hội đồng Anh và IDP Education Australia cho một danh sách up-to-ngày của các trung tâm.
5.Do tôi nhận được một giấy chứng nhận?
Bạn sẽ nhận được một Mẫu Báo cáo thử nghiệm (TRF) từ trung tâm nơi bạn ngồi các kiểm tra cho thấy số điểm ban nhạc của bạn trong từng phần của bài thi.
6.How dài là một số điểm kiểm tra hợp lệ?
Như với tất cả các bài kiểm tra trình độ ngôn ngữ, kết quả có thời hạn sử dụng tối đa khoảng 2 năm. Để có giá trị sau 2 năm, một TRF IELTS nên được kèm theo bằng chứng cho thấy bạn đã duy trì mức độ tiếng Anh của bạn thông qua nghiên cứu của bạn hoặc sử dụng có hiệu quả của ngôn ngữ.
7.What số điểm tôi cần phải nhận được vào trường đại học?
Điều này phụ thuộc vào tổ chức mà bạn đang áp dụng. Trong khi một số sẽ chấp nhận bạn ở ban nhạc 5, hầu hết các trường đại học yêu cầu tối thiểu là 6,5 tổng thể với một số điểm tối thiểu là 6 trong mỗi bài kiểm tra phụ. Một số khóa học với một nhấn mạnh vào ngôn ngữ có thể yêu cầu cho một điểm số cao hơn. Bạn nên tìm lời khuyên hình thức Khoa hoặc Đại học mà bạn đang áp dụng.
8. Tôi có cần phải vượt qua từng tờ để vượt qua IELTS?
Có không thực tế vượt qua đánh dấu cho IELTS. Bạn sẽ nhận được một TRF trong đó cho thấy hiệu suất của bạn trên quy mô ban nhạc 9 trong mỗi bốn mô-đun. Bốn điểm số sau đó được kết hợp để sản xuất số điểm ban nhạc tổng thể của bạn. Có không có chứng chỉ IELTS - chỉ cần mẫu này.
9. Làm thế nào lâu để có được một kết quả IELTS?
Bạn sẽ nhận được kết quả của bạn trong vòng hai tuần ngồi các kiểm tra. Kết quả sẽ đến từ trung tâm nơi bạn ngồi các kiểm tra.
10.If tôi đạt đến một mức độ thỏa đáng trong một phần của bài thi nhưng không phải trong các bộ phận khác, tôi phải ngồi cả các kiểm tra một lần nữa?
Vâng. Bạn phải ngồi tất cả bốn module mỗi khi bạn ngồi IELTS. Điểm số của bạn trên tất cả các phần của bài thi sẽ được ghi lại trên mỗi TRF.
11.How lâu để đi từ một cấp độ ban nhạc tiếp theo?
Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh cá nhân của bạn - động lực của bạn để tìm hiểu, tiếp xúc với tiếng Anh và số lượng thời gian bạn học tập.
12.Do tôi có theo học tại một trường ngôn ngữ tiếng Anh trước khi tôi thi IELTS?
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải quen thuộc với các loại câu hỏi bạn sẽ gặp trong các thử nghiệm. Dành nhiều thời gian trong một lớp học luyện thi IELTS với các sinh viên khác chắc chắn sẽ rất hữu ích vì IELTS khác nhau từ các kỳ thi tiếng Anh khác.
13.Do tôi phải ngồi tất cả các phần của bài thi trong cùng một ngày?
Các mô-đun Nghe, Đọc và Viết được lấy trong cùng một ngày. Phần thi Nói là thường vào ngày này nhưng có thể được tổ chức hai ngày sau đó - theo quyết định của trung tâm.
14.Is IELTS có sẵn trên máy tính?
Một phiên bản trên máy vi tính của IELTS - được biết đến như CBIELTS - sẽ có sẵn tại một số trung tâm kiểm tra Nghe và Đọc. Bạn có thể chọn để thi Viết trên màn hình hoặc trên giấy. Tuy nhiên, bạn sẽ luôn luôn có thể để có những phiên bản bút và giấy của các kiểm tra ở tất cả các trung tâm.
15.What tuổi, tôi phải ngồi IELTS?
IELTS là không nên dùng cho các ứng viên dưới 16 tuổi.
16.Is có một sự khác biệt giữa học thuật và một số điểm đào tạo chung IELTS?
Vâng. Các mô-đun học được thiết kế để đánh giá xem bạn đã sẵn sàng để nghiên cứu trong một môi trường ngôn ngữ tiếng Anh ở cấp đại học hoặc sau đại học. Tổng số điểm đào tạo không có thể được sử dụng để nhập cảnh vào một trường đại học như sự nhấn mạnh của GT là về kỹ năng sinh tồn cơ bản trong một bối cảnh xã hội và giáo dục rộng rãi. Các kết quả không được hoán đổi cho nhau.
17.Which mô-đun, tôi nên ngồi nếu tôi muốn di cư đến Úc hoặc New Zealand?
Bạn nên ngồi các mô-đun đào tạo chung. Một số điểm là 5,5.
18.How nhiều lần, tôi sẽ nghe các mô-đun Nghe?
Có bốn phần các mô-đun Lắng nghe và bạn sẽ nghe thấy từng phần ONCE chỉ.
19.Will bị phạt nếu tôi không thể đánh vần một từ đúng trong các kiểm tra nghe?
Nghèo chính tả và ngữ pháp trong câu trả lời của bạn sẽ bị trừng phạt mặc dù các lỗi chính tả nhỏ bị bỏ qua. Cả hai lỗi chính tả của Anh và Mỹ được chấp nhận, tuy nhiên.
20.Is có một sự lựa chọn của câu hỏi trong bài kiểm tra Viết?
Số sẽ là một công tác 1 câu hỏi và công tác một trong 2 câu hỏi. Bạn phải trả lời cả hai câu hỏi trong thời gian cho phép.
Có một số điểm đáng chú ý trong câu hỏi này. Trước hết là danh từ số ít và số nhiều. Chắc chúng ta đều biết là phần lớn các danh từ số ít trong tiếng Anh được tạo thành danh từ số nhiều bằng cách thêm chữ -s vào cuối danh từ, ví dụ: girl - girls, boy - boys.Nhưng một số danh từ có dạng số nhiều bất quy tắc, chẳng hạn: child - children. Và person là một trong những danh từ như vậy. Peopletrên thực tế là dạng số nhiều của danh từ person. Vì thế chúng ta nói về một người - one person, và hai người - two people.Do vậy trong những câu nói hàng ngày, chúng ta nghe nói về nhiều người - many people, 'There were a lot of people at the concert'.Tuy nhiên nó phức tạp hơn một chút vì đôi khi chúng ta gặp từ persons. Ví dụ: nếu bạn ở trong thang máy bạn có thể thấy viết 'Four persons only'. Và đôi khi nếu ta nghe tin tức, có thể nghe thấy từ personsđược dùng. Chẳng hạn '4 persons were injured in the accident', hay'Police are looking for 5 persons'. Từ persons thường được dùng trong ngữ cảnh trịnh trọng, là dạng số nhiều mang sắc thái trịnh trọng hơn.Và nó lại còn trở nên phức tạp hơn khi chúng ta bắt gặp từ peoples. Ngoài nghĩa là người, people còn có thể được dùng để chỉ một dân tộc, nationality - tất cả người của một quốc gia - vì thế chúng ta có ví dụ: 'the people of Cuba'.Khi chúng ta nói về nhiều dân tộc khác nhau, chúng ta sẽ phải dùng từpeoples, ví dụ: 'the peoples of South America' - các dân tộc Nam Mỹ. Đây là một cách dùng hơi khác và ít thông dụng của từ peoples.Và cuối cùng chúng ta có thể bắt gặp từ person đi cùng với một con số. Ví dụ: 'a two-person car' một chiếc xe hai chỗ ngồi. Trong trường hợp này từ person được dùng trong một cụm từ có chức năng như một tính từ, bổ nghĩa cho danh từ 'car' và trong trường hợp như thế này chúng ta không thêm chữ -s vào một tính từ. Tương tự chúng ta nói 'a two-week holiday' - một kỳ nghỉ hai tuần liền, chứ không nói 'a two-weeks holiday', hay ' a three-year course', chứ không phải là 'a three-years course'.TÓM LẠI, thông thường chúng ta thấy people là danh từ số nhiều củaperson - one person, three people. Đôi khi từ people được dùng để chỉ một dân tộc vì thế chúng ta sẽ bắt gặp từ peoples để chỉ các dân tộc, quốc gia khác nhau, và đôi khi từ persons được dùng ở số nhiều trong văn viết chính thức, trịnh trọng, hay trong các biển chỉ dẫn.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA HORRIBLE & HORRIFIC-TERRIBLE & TERRIFIC
Thí dụ chúng ta có bored và boring, interested và interesting. Các từ mà bạn hỏi thì trông như là chúng cũng theo cùng một kiểu như vậy nhưng thực ra lại không phải như vậy.
1/ Horrible và horrific đều liên quan tới danh từ horror
Horror có nghĩa là nỗi kinh hoàng, sự sợ hãi kinh hoàng. Vì thế nếu chúng ta nói một cái gì đó horrific thì có nghĩa là nó làm chúng ta sợ hãi kinh hoàng. Chúng ta có thể nói tới a horrific war - một cuộc chiến kinh hoàng, hay a horrific illness - một căn bệnh đáng kinh hoàng.
Horrible có thể có nghĩa tương tự như horriffic và nó cũng có một nghĩa khác nữa. Nó cũng có thể dùng để diễn tả điều gì đó kinh khủng, ghê gớm, đáng sợ. Vì thế chúng ta có thể nói tới a horrible traffic accident - một tai nạn giao thông kinh khủng, hay chúng ta có thể nói: "Ugh. This coffee is horrible" - Eo ơi, cốc cà phê này ghê quá.
Và để trả lời câu hỏi của bạn là từ nào mạnh hơn thì horrific có nghĩa mạnh hơn là horrible, nếu chúng ta nói tới a horrific war thì nó có nghĩa kinh khủng hơn a horrible war.
Mặt khác chúng ta cũng nên nhớ rằng horrible thường được dùng nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày trong tiếng Anh nói. Horrificthường dùng trong ngữ cảnh trịnh trọng hơn, và thường thấy trên văn viết như báo chí hay trong sách chứ ít thấy trong văn nói.
2/ Terrible và terrific
Bạn có thể nghĩ là hai từ này cũng có gốc từ là terror và cũng có liên quan với nhau giống như horrible và horrific nhưng trên thực tế trong tiếng Anh hiện đại thì không phải như vậy.
Bạn có thể dùng từ terrible trong những cách sau đây:
Terrible có cả nghĩa giống như horrible, vì thế chúng ta có thể nói về a terrible accident, a terrible cup of coffee.
Chúng ta cũng có thể dùng terrible với nghĩa rất chung, diễn tả ý là rất tồi, rất chán, không ra gì, không hay như trong các ví dụ sau: This movie is terrible hay This actor is terrible.
Trong khi đó terrific thường được dùng với nghĩa là rất tuyệt, tuyệt vời, ngược hẳn với terrible như trong các ví dụ sau: This homework is terrific và nó ngược nghĩa với This homework is terrible.
Terrific cũng có thể được dùng để diễn tả ý very strong, very intense như trong ví dụ: terrific speed - this car is travelling at terrific speed.
Tóm lại có lẽ chúng ta nên nghĩ tới bốn từ này như những từ riêng lẻ với những nghĩa khác nhau.
Alex Gooch là một giáo viên dạy tiếng Anh với hơn 10 năm kinh nghiệm. Ông đã từng dạy tại Balan, Thụy Sĩ và gần đây dạy tại một số trường Đại học của Anh.
CÁCH DÙNG “OTHER/ANOTHER/THE OTHERS”
Về cơ bản có hai cách dùng từ 'other'. Bạn có thể dùng từ này trước một danh từ, giống như một tính từ vậy, ví dụ bạn có thể nói 'another office' hay ban có thể dùng nó một mình, giống như một danh từ, thì có thể nói 'I'll have another', và cách dùng trong hai trường hợp này là khác nhau.
Nếu nó được dùng như một tính từ khi đứng trước một danh từ thì chúng ta không thêm chữ -s vào để tạo số nhiều, vì tính từ không có 's, vì thế chúng ta nói 'the other houses', 'the other people', 'the other political parties'.
Nhưng nếu nó đứng một mình, giống như một danh từ thì chúng ta thêm -s vào để tạo danh từ. Do vậy bạn có thể nói 'I'll take this case and you can have all the others'. Hay: 'This car cost £8,000 and the others cost £10,000 upwards'.
Chúng ta thường dùng 'the others' để diễn tả ý 'the other people', vì thế chúng ta có thể nói "If you tell Jane, I'll tell the others" - có nghĩa là Bạn nói với Jane, tôi sẽ nói với những người khác.
Another, đây là một từ có cách viết không theo quy tắc, vì một lý do nào đó mà người Anh viết liền thành một từ. Nó bắt nguồn từ thế kỷ thứ 16, và vì thế không thể quay ngược thời gian để hỏi xem tại sao ngày đó họ lại viết như vậy!
Ngoài ra còn có một điều khác thường nữa với từ 'another'. Chúng ta có thể dùng từ này trước một danh từ số nhiều đi cùng với một con số.
Vì thế chúng ta có thể nói "I'll need another three days to finish the work" - Tôi cần ba ngày nữa để hoàn thành công việc, hay "She's borrowed another £20".
Đây có thể là do từ chỉ số lượng mặc dù ở số nhiều vẫn thường được coi là một từ số ít trong tiếng Anh, vì thế người ta nói: "£5 is a lot to pay for a cup of coffee", chứ không nói: "£5 are a lot".
Tóm lại, với từ 'other' - không có -s ở số nhiều nếu nó là tính từ, the other houses; có -s nếu là danh từ số nhiều, I'll tell the others.
NGHĨA VÀ CÁCH DÙNG TỪ “QUITE”
Nếu chúng ta nói: "I am quite happy"... Câu này có nghĩa là Bạn phần nào khá hài lòng, khá vui, nhưng không hoàn toàn hài lòng, không hoàn toàn vui. Mà nó cũng có nghĩa là hoàn toàn hài lòng, thực sự vui, 100% hạnh phúc.
Bạn có thể sẽ hỏi là thế thì làm sao biết được sự khác nhau này?
Khi một người nào đó nói: "I am quite happy"... Làm sao chúng ta biết được người đó muốn nói họ hoàn toàn hạnh phúc hay họ khá hạnh phúc?
Rất tiếc là nếu chỉ đọc câu đó trên giấy như vậy thì chúng ta không thể biết được.
Nếu tôi đọc câu 'I am quite happy', tôi thực sự không biết là nó có nghĩa 'partially' happy hay 'completely' happy. Tuy nhiên cũng đừng lo, có những yếu tố có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề này.
Trước hết chúng ta có một số tính từ trong tiếng Anh với nghĩa là 'very'.
Ví dụ:
'delighted' có nghĩa là 'very pleased'
'exhausted' có nghĩa là 'very tired'
'enormous' có nghĩa là 'very big', v.v.
'Quite' thường được dùng với một trong những tính từ này và trong ngữ cảnh đó nó có nghĩa là 'totally' hoàn toàn.
Vì thế chúng ta nói:
"I am quite exhausted"... Trong câu này quite có nghĩa là absolutely, completely, 100% exhausted.
Bạn cứ thử nghĩ mà xem, về mặt lôgíc thì không thể có chuyện 'somewhat very tired' - nó hoàn toàn không có nghĩa.
Thứ hai là chúng ta phải tìm hiểu ngữ cảnh của câu nói đó. Thường thường chúng ta có thể hiểu được nghĩa của từ 'quite' mà người nói muốn diễn đạt khi nhìn vào nghĩa của cả câu
William đang có mặt ở đây với tôi chẳng hạn. Hãy thử tưởng tượng là William vừa mới ốm:
Alex: Are you feeling better now?
William: Yes, I'm feeling quite healthy, thank you. In fact, I feel great!
Trong ngữ cảnh này, William có lẽ muốn nói rằng anh đã hoàn toàn bình phục, anh cảm thấy 100% khỏe mạnh.
Nói một cách khác, chúng ta có thể có một cuộc đối thoại như thế này:
Alex: Are you feeling better now?
William: Well, I'm feeling quite healthy, but I still have a terrible headache.
Trong trường hợp này, William có lẽ muốn nói rằng anh cảm thấy khá khỏe, nhưng chưa hoàn toàn khỏe hẳn.
Ngoài ra khi nghe những câu này, chúng ta cũng sẽ có thể đoán được nghĩa là từ quite là partially hay totally qua giọng nói và ngữ điệu của người nói.
Nếu người nói với bằng giọng vui vẻ, và xuống giọng ở cuối câu, thì có lẽ nó có nghĩa là người đó cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh, vui vẻ.v.v.
Tuy nhiên nếu người đó nói với giọng nói có vẻ lưỡng lự, thiếu tự tin, và nếu lên giọng ở cuối câu, thì có lẽ người đó muốn nói họ khá vui, hay đã khỏe hơn - partially happy or healthy - nhưng không phải là hoàn toàn như vậy.
Trên thực tế, trong văn phong hơi cổ, người ta thường dùng 'quite' để diễn tả ý 'totally' hay 'completely' - ít nhất là trong văn nói tiếng Anh.
Đôi khi người ta vẫn dùng cách này trong văn viết, đặc biệt là trong văn phong trịnh trọng, vì thế bạn có thể đọc trong một tiểu thuyết cách diễn đạt này. Nhưng trong tiếng Anh hội thoại hiện đại, 'quite' thường có nghĩa là 'partially'.
"MAYBE” , ”PERHAPS” & ”POSSIBLY”
Tất cả các từ này ít nhiều đều giống nhau. Cả ba từ này đều cho thấy là một điều gì đó là có thể xảy ra, có thể thực hiện được, có thể là có thực. v.v.
Tuy nhiên sự khác nhau thực sự về nghĩa giữa các từ này là khi chúng ta dùng các từ đó và trong những ngữ cảnh được dùng.
Với từ maybe, chúng ta có thể nói đây là một từ không trịnh trọng, thường được dùng trong ngôn ngữ hàng ngày, ví dụ như trong câu: Maybe we'll skip school today. Hoặc là trong ngữ cảnh: "Are you going to Anna's party?" " Hmmm... maybe."
Sang từ "perhaps", chúng ta có thể nói đây là một từ lịch sự hơn, không quá trịnh trọng mà cũng không quá bỗ bã. Đây là một cách trung dung để diễn tả khả năng có thể xảy ra, chẳng hạn: "There were 200, perhaps 250, people at the theatre". Hay: "Perhaps we should start again".
Và cuối cùng là từ "possibly". Chúng ta có thể nói từ "possibly" trịnh trọng hơn hai từ trên, đặc biệt thường được dùng trong thỏa thuận hay bất đồng. Chẳng hạn để trả lời câu hỏi: "Do you think he will apply for the job?", câu trả lời có thể là "Hmm. Possibly, possibly not". Hay: "He may possibly decide to apply for the job".
Tóm lại, nhìn chung là, mặc dù không phải trong tất cả mọi trường hợp, nhưng nhìn chung là có sự khác biệt khi dùng: "maybe" là thân mật, không trịnh trọng, còn "perhaps" là trung dung hơn, không thân mật mà cũng không trịnh trọng, và "possibly" là hơi trịnh trọng hơn một chút.
CÁCH DÙNG “ALMOST”
Đây là một phó từ với nghĩa là 'gần', 'gần như', tức là chưa hoàn toàn, hay ‘chưa hẳn’.
Vì 'almost' là một phó từ, chúng ta dùng từ này để bổ nghĩa cho một động từ và chúng ta thường đặt nó ở trước động từ đó.
Ví dụ: ‘I almost finished the exam, but in the end I ran out of time’ - Tôi gần làm xong bài kiểm tra nhưng cuối cùng tôi đã bị hết giờ.
Tuy nhiên nếu động từ trong câu là động từ ‘to be’, thì chúng ta đặt ‘almost’ ở đằng sau động từ này.
Ví dụ: 'It is almost 9 o’clock’ - Đã gần 9 giờ rồi.
Một cách dùng nữa của ‘almost’ là như một trạng từ, đó là khi đi cùng với tính từ, chẳng hạn như ‘I am almost ready to leave’ - Tôi sắp sẵn sàng đi bây giờ đây.
Hay như trong ví dụ: ‘He is almost certain to be late’ - Anh ấy gần như chắc chắn là sẽ bị muộn.
Chúng ta cũng có thể dùng 'almost' với các từ như every, all, nothing, và no-one.
Đây chính là cách dùng thường gây lẫn lộn cho sinh viên học tiếng Anh mà chúng ta cần chú ý. Sau đây là một số ví dụ:
Almost everyone uses the Internet these days - Hầu như ngày nay người nào cũng dùng internet.
I buy a newspaper almost every day - Gần như ngày nào tôi cũng mua báo.
Almost all of the students passed the exam - Hầu hết mọi sinh viên đều thi đỗ.
I was disappointed because almost no-one came to my art exhibition - Tôi đã thất vọng vì gần như chẳng có ai đến xem triển lãm nghệ thuật của tôi.
There’s almost nothing in the fridge so I’d better go shopping - Gần như chẳng có gì trong tủ lạnh vì thế tốt nhất là tôi nên đi mua sắm.
Thêm nữa, chúng ta có thể dùng 'almost' với các cụm từ chỉ thời gian, như trong ví dụ mà tôi đã đưa ra ở trên ‘it is almost 9 o’ clock’, và với các giai đoạn, hay với các khoảng thời gian, hoặc với các số lượng.
Ví dụ: ‘I spent almost three months in New York’ - Tôi ở New York gần 3 tháng.
‘The house I want to buy costs almost two hundred thousand pounds’ - Ngôi nhà tôi muốn mua giá gần 200 ngàn bảng Anh.
Nhân nói tới thời gian, tôi cũng muốn nhắc là chúng ta có thể dùng ‘almost’ với các từ như ‘always’ và ‘never’, nhưng không dùng được với các từ như ‘sometimes’, ‘often’ và ‘occasionally’.
I almost always go to work by bus - Tôi gần như luôn đi làm bằng xe buýt
I almost never go to the theatre - Tôi hầu như chẳng bao giờ đi đến nhà hát
Vậy là tôi đã nói các bạn gần xong về các cách dùng từ ‘almost’, nhưng vẫn còn một điểm rất thú vị nữa cần nhắc tới. Chúng ta có thể dùng ‘almost’ khi muốn so sánh hai điều gì đó rất gần gũi, rất giống nhau.
My pet dog is almost like a member of the family - Con chó của tôi gần như là một thành viên trong gia đình vậy.
“IN HAND” & “AT HAND”
Trước hết, xin giải thích là ‘in my hand' là một cụm từ khá rõ, với nghĩa là một vật gì đó thực sự đang nằm trong tay bạn, hay bạn đang nắm vật nào đó trong tay.
Tuy nhiên hai cụm từ mà bạn nêu ra, ‘at hand' và ‘in hand', lại có ý nghĩa tượng trưng hơn là nghĩa thực.
Nếu bạn có cái gì đó have something at hand thì có nghĩa là bạn đang có gì đó trong tay, trong tầm tay của bạn, gần bạn, tiện cho bạn.
Đó có thể là một cuốn sách, một vật dụng hay một thông tin, chẳng hạn:
"Make sure the safety equipment is at hand when you start working, in case there are any problems." - Nhớ bảo đảm có sẵn các trang thiết bị an toàn khi bắt đầu làm việc, phòng trường hợp có vấn đề gì xảy ra nhé.
"I don't have Sarah's number at hand, so I'll tell you it later." - Tôi không có số điện thoại của Sarah ở đây, vậy tôi sẽ đưa cho sau nhé
Chúng ta có thể dùng cụm từ 'to hand' cũng với nghĩa tương tự như trong ví dụ sau:
"Can you tell me how many items we sold last month? - Anh/chị có thể cho biết chúng ta bán được bao nhiêu hàng tháng trước không?
I'm afraid I haven't got that information to hand. Can I tell you later?" - Tôi e rằng tôi không có thông tin đó trong tay. Tôi sẽ nói với anh/chị sau có được không?
Cụm từ thứ hai, in hand, có một vài cách dùng và vài nghĩa khác nhau.
Đầu tiên là nếu bạn have something in hand, thì có nghĩa là bạn có thêm một cái gì đó, có nhiều hơn là bạn cần. Chúng ta có thể dùng cụm từ này để nói về thời gian, chẳng hạn:
"I'm not worried about finishing this essay before the deadline as I still have three days in hand." - Tôi không lo về chuyện phải hoàn thành bài luận trước thời hạn vì tôi vẫn còn ba ngày nữa
Nếu bạn hay theo dõi bóng đá, bạn sẽ thường nghe thấy nói:
"Chelsea are two points behind the league leaders, Manchester United, but Chelsea do have a game in hand." - Chelsea thua đội đầu bảng Manchester United hai điểm nhưng họ vẫn còn một trận trong tay.
Điều đó có nghĩa là lúc này Chelsea mới chơi ít hơn Manchester United một trận, và họ sẽ còn một trận nữa mới bằng số trận Man U đã chơi
Nghĩa thứ hai là đang được thảo luận, đang giải quyết, khi nói tới công việc, tình huống, đề tài hay vấn đề được miêu tả là in hand. Và như vậy, chúng ta có thể nói:
"At the moment, the topic in hand is the meaning of the phrase ‘in hand'". - Vào lúc này đề tài đang được thảo luậnchính là nghĩa của cụm từ 'in hand'.
Nghĩa và cách dùng thứ ba là nếu bạn muốn nói bạn đang hoàn toàn kiểm soát được một tình huống khó khăn nào đó, chẳng hạn:
"Don't worry about the preparations for the party, I've got everything in hand. You don't need to do anything and it'll all be ready in time." -Đừng lo về việc chuẩn bị cho buổi liên hoan. Mọi thứ tôi đã lo đâu vào đấy cả rồi. Bạn không cần phải làm gì cả và mọi thứ sẽ sẵn sàng đúng giờ.
"So, I hope I have dealt with the matter in hand and I recommend that you keep the BBC Learning English website at hand whenever you are studying English, as you never know what useful things you might find in the archive."
Vậy tôi hy vọng là tôi đã giải quyết được vấn đề chúng ta đang bàn thảo, và tôi khuyên là bạn hãy luôn giữ trang tiếng Anh cận kề bên bạn mỗi khi bạn học tiếng Anh nhé, vì bạn có thể sẽ tìm thấy những điều bổ ích khác trong phần lưu trữ của chúng tôi!
DÙNG GIỚI TỪ TRONG CÂU HỎI
? 1. What day is your birthday?
2. On what day is your birthday?
3. What day is the Christmas party?
4. On what day is the Christmas party?
Câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi của bạn là cả hai cách hỏi: What day is your birthday? và On what day is your birthday?, đều được và đều được dùng khá phổ biến.
Tuy nhiên, có sự khác nhau nhỏ giữa hai dạng câu hỏi này; sự khác nhau đó là ở mức độ trịnh trọng hay không.
Nếu chúng ta muốn dùng câu với ngữ pháp rất trịnh trọng, chúng ta sẽ nói: On what day is your birthday?.
Chúng ta nói như vậy vì câu trả lời sẽ là: It is on Tuesday, tức là trong câu trả lời có giới từ ‘on'.
Tuy nhiên, đây là một ví dụ về một nguyên tắc ngữ pháp vốn không gò bó lắm, vì trong tiếng Anh hàng ngày, và trong các ngữ các ít trịnh trọng hơn, hầu hết mọi người sẽ nói: What day is your birthday?
Việc bỏ không cần dùng tới giới từ là rất phổ biến và cũng là cách nói được chấp nhận rộng rãi.
Bạn cũng nghe hỏi: What day is your birthday on? Và đây là cách hỏi ít trịnh trọng hơn, nhưng cũng được dùng thường xuyên.
Sau cùng, cả hai cách hỏi mà bạn nêu ra ở một mức độ nào đó, đều liên quan tới thời gian xảy ra một sự kiện nào đó, và trong trường hợp ấy, một cách dùng rất phổ biến là dùng ‘when' thay vì dùng ‘what'. Ví dụ,
When is the Christmas party? thay vì On what day is the Christmas party?
Hoặc một ví dụ khác: When did Gordon Brown become Prime Minister? thay vìIn what year did Gordon Brown become Prime Minister?
Tôi hy vọng là đã giúp được bạn hiểu rõ hơn và tôi khuyên là bạn nên để ý tới các phong cách khác nhau khi nghe tiếng Anh qua phim ảnh, hay đài báo như vậy bạn có thể nhận thấy những khác biệt về mức độ trịnh trọng hay thân thiện trong câu nói.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA “THINK OF” & “THINK ABOUT”
Về cơ bản thì "think of" thường có nghĩa là "tưởng tượng" - imagine - trong khi "think about" thường có nghĩa gần hơn với "consider" - xem xét, suy nghĩ.
Vì vậy sự khác nhau giữa hai động từ kép này sẽ tùy thuộc vào ngữ cảnh.
Ví dụ, nếu tôi nói "I am thinking of a tropical beach, please don't interrupt me." Như vậy có nghĩa là tôi đang nghĩ tới, tưởng tượng ra hình ảnh bờ biển nhiệt đới, tôi đang mơ về nơi đó.
Còn nếu trong một ví dụ khác như "They are thinking about whether to agree to the sale" thì "think about" ở đây có nghĩa là đang suy nghĩ, xem xét - they are considering the sale.
Trong những trường hợp như trên, thì một cách dùng này thường hay được sử dụng thay cho cách dùng kia trong những ngữ cảnh nhất định nào đó, như hai ví dụ trên.
Tuy nhiên khi chúng ta nói về người, chúng ta thường dùng cả hai và đều có nghĩa tương tự như nhau.
Ví dụ, nếu bạn tôi bị tai nạn và phải vào bệnh viên, tôi có thể gửi hoa và một tấm thiếp tới cho bạn với lời nhắn gửi mà trong đó chúng ta có thể dùng cả hai Think of và Think about: "I'm thinking of you," hay "I'm thinking about you", và nghĩa của hai câu này không khác nhau là bao
SỰ KHÁC NHAU GIỮA “WORK” & “JOB”
Trước hết, về mặt ngữ pháp, work vừa là một động từ lại vừa là một danh từ, trong khi job chỉ là danh từ thôi.Giờ chúng ta sẽ nói tới nghĩa của các từ này.
Work - làm việc - là một hoạt động mà bạn dùng tới nỗ lực hay năng lượng, thường là để đạt được một mục đích hay nhiệm vụ gì đó chứ không phải là để vui chơi, giải trí. Từ này ngược hẳn nghĩa với từ play, và to work có nghĩa là thực hiện hành động đó.
Nhìn chung, chúng ta làm việc để kiếm tiền và chúng ta thường dùng từ này như một động từ; để miêu tả những gì việc chúng ta làm để kiếm tiền. Ví dụ:
I work for the BBC - Tôi làm cho đài BBC.
David works in a café - David làm ở một quán café.
Trong các ví dụ này, chúng ta không biết chính xác nhiệm vụ hay trách nhiệm của người đó là gì. David làm việc ở quán café nhưng chúng ta không biết anh ấy làm việc dọn dẹp, phục vụ bàn, hay nấu đồ ăn.
Vì thế work có một nghĩa chung chung, trong khi job lại rất cụ thể, và nghĩa thông dụng nhất của từ này là tên của chính công việc mà bạn làm để kiếm tiền. Ví dụ,
David has now got a new job. He is a cook in a small restaurant. David vừa kiếm được việc mới. Anh làm đầu bếp tại một tiệm ăn nhỏ.
Trong ví dụ này, chúng ta biết chính xác công việc mà David làm là gì vì chúng ta biết job - nghề của anh ấy là gì.
Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng từ job chỉ một nghề, một công việc cụ thể hay một vị trí nghề nghiệp nào đó, như cook - đầu bếp, teacher - giáo viên, hay banker- nhân viên ngân hàng, trong khi work nói tới một hành động làm việc chung chung.
Điều thú vị là mọi nghề nghiệp, công việc - jobs - đều phải liên quan tới việc làm -work - nhưng làm việc lại không phải lúc nào cũng là một phần của nghề nghiệp.
Ví dụ, một người có thể working in their garden - làm việc trong vườn, có thể cắt cỏ, trồng hoa. Tuy nhiên đó là hoạt động vào thời gian rảnh rỗi của người đó, chứ không phải là một phần công việc mà họ vẫn làm để kiếm tiền của người đó.
Khi là động từ, work còn có các nghĩa khác, chẳng hạn, nếu bạn tả một chiếc máy làm việc như thế nào, tức là bạn giải thích nó hoạt động ra sao.
Ví dụ: Can someone show me how the photocopier works? I don't know how to use it. - Ai có thể chỉ cho tôi máy photocopy làm việc như thế nào không? Tôi không biết dùng nó như thế nào cả.
Tương tự, bạn có thể dùng từ work để nói nếu chiếc máy làm việc/hoạt động tốt.
Ví dụ: Don't try to use that computer. It doesn't work. We are waiting for the engineer to fix it. - Đừng có dùng máy tính đó. Nó không làm việc. Chúng tôi đang đợi thợ đến sửa nó.
Cuối cùng, mặc dù job là tên gọi công việc mà bạn làm để kiếm tiền, job cũng chỉ một việc cụ thể mà bạn phải làm; một việc đòi hỏi làm việc và một việc bạn có thể xác định cụ thể.
Ví dụ: I have a few jobs to do at home this weekend. I need to paint my bedroom, fix a broken door and cut the grass. - Tôi có một vài công việc phải làm ở nhà vào cuối tuần. Tôi cần phải quét vôi phòng ngủ, chữa cái cửa ra vào bị hỏng và cắt cỏ.
I've been working hard for the last few hours so I think it's time for me to take a break- Tôi đã làm việc rất chăm chỉ trong suốt mầy tiếng đồng hồ vừa qua rồi, vì thế tôi nghĩ là đã đến lúc tôi có thể nghỉ ngơi.
Fortunately, the work that I do in my job is very interesting, so even though it is hard work, I don't think I will look for another job! - Rất may là công việc mà tôi làm trong nghề của mình là khá thú vị, vì vậy mặc dù cũng khá vất vả nhưng tôi không nghĩ là tôi sẽ đi kiếm một nghề/một công việc khác.
Thế còn bạn thì sao, Giuliana? Are you a student or do you have a job - Bạn là sinh viên hay bạn đã đi làm và có một nghề rồi?
Whatever you do, is it hard work? - Bạn làm gì đi chăng nữa thì đó có phải làm một công việc vất vả hay không?
Về Đầu Trang Go down
https://tailieutienganh.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 286
Join date : 15/02/2012

ngữ pháp tiếng anh phần 1 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ngữ pháp tiếng anh phần 1   ngữ pháp tiếng anh phần 1 EmptyMon Jun 18, 2012 5:40 pm

SỰ KHÁC NHAU GIỮA “SHOULD HAVE” & “MUST HAVE”
Should have được dùng để nói về những sự việc đã không hoặc có thể đã không xảy ra trong quá khứ. Chẳng hạn:
I should have finished this work by now - Đáng lẽ bây giờ tôi đã phải hoàn thành công việc này rồi (mà đến giờ tôi vẫn chưa làm xong).
I should have studied harder for my exams - Đáng lẽ tôi phải học chăm chỉ hơn khi chuẩn bị cho các kỳ thi của tôi.
Trong cả hai câu trên, người nói có thể bày tỏ thái độ ân hận, lấy làm tiếc là đã không làm một việc gì đó.
Chúng ta cũng có thể dùng should have để diễn tả những nghĩa vụ đã không được hoàn thành, thực thi. Chẳng hạn:
He should have helped his mother carry the shopping.
Còn must have được dùng để diễn tả một việc gì đó trong quá khứ mà người nói gần như biết chắc.
Chẳng hạn nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và bạn thấy ngoài vườn cỏ ướt, bạn có thể nói:
It must have rained overnight - Chắc hẳn trời đã mưa hồi đêm hôm qua.
Chúng ta hãy thử xem xét một câu trong đó có cả should have và must have:
Jane should have arrived by now, she must have missed the bus - Jane đáng lẽ lúc này đã phải tới nơi rồi, chắc hẳn chị ấy đã bị nhỡ chuyến xe buýt.
Trong tình huống này, vào thời điểm người nói nói câu này chúng ta nghĩ là Jane đáng lẽ đã có mặt rồi nhưng chị ấy lại chưa tới, và chúng ta có thể đi tới kết luận là việc chị ấy muộn hẳn là do bị nhỡ xe.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA “LOOK”, “SEE” & “WATCH”
Look, See và Watch là những động từ dường như có vẻ giống nhau, đều nói về những cách khác nhau khi dùng tới mắt để nhìn.
Tuy nhiên có hai sự khác biệt rất quan trọng, tùy thuộc vào việc bạn chủ định nhìn hay xem và bạn chăm chú tới đâu.
Khi chúng ta nói 'see' chúng ta thường nói về những thứ mình không thể tránh không nhìn thấy, chẳng hạn chúng ta có câu: "I opened the curtains and saw some birds outside" - Tôi kéo rèm cửa sổ và (trông) thấy mấy con chim ở bên ngoài.
Như vậy có nghĩa là chúng ta không chủ định nhìn/xem/ngắm những con chim đó, mà chỉ là do mở cửa thì trông thấy chúng.
Tuy nhiên khi chúng ta dùng động từ 'look', chúng ta đang nói về việc nhìn một cái gì có chủ định. Do vậy, có thể nói "This morning I looked at the newspaper" - Sáng nay tôi xem báo, và có nghĩa là tôi chủ định đọc báo, xem báo.
Khi chúng ta 'watch' - theo dõi, xem - một cái gì đó, tức là chúng ta chủ động nhìn nó một cách chăm chú, thường là vì có sự chuyển động trong đó. Ví dụ, "I watched the bus go through the traffic lights" - Tôi nhìn theo/theo dõi chiếc xe buýt vượt đèn đỏ, hay "I watch the movie" - Tôi xem phim. Và ở đây diễn ra ý chúng ta chủ định muốn nhìn, xem, theo dõi, và nhìn một cách chăm chú. Thông thường là có sự chuyển động trong đó.
Khi chúng ta dùng các động từ liên quan tới các giác quan, (nhóm từ 'look', 'see' và 'watch' là các động từ về thị giác) thường có sự khác biệt giữa chủ định và không chủ định, vì thế chúng ta có ví dụ:
- "I heard the radio" - Tôi nghe tiếng radio, trong trường hợp này tôi không chủ định nghe đài, mà tự nhiên nghe thấy tiếng đài, vậy thôi.
- "I listened to the radio" - tôi nghe radio, ở đây có nghĩa tôi chủ động bật đài lên và nghe đài.
Tương tự chúng ta có ví dụ:
- "I felt the wind on my face" - tôi cảm nhận thấy làn gió trên mặt mình, ở đây hoàn toàn không chủ định nhưng nó tự xảy ra và tôi đã cảm nhận thấy nó.
- "I touched the fabric" - tôi sờ vào lớp vải, tôi chủ động 'feel the fabric" sờ vào vải để có cảm giác về nó
Điều quan trọng là khi bạn bắt gặp những động từ về các giác quan khác nhau, hãy sắp xếp chúng lại với nhau và thử tìm sự khác biệt giữa những động từ đó.
Nhớ rằng khi bạn nhìn vào các từ tưởng như giống nhau, thì điều quan trọng là hãy tìm hiểu xem sự khác biệt giữa chúng là gì vì về căn bản những từ nay không thể dùng thay thế cho nhau được.
Nhớ rằng 'see' - bạn thực sự không chủ định nhìn, mà tự nó xảy ra trước mắt bạn - thấy, trông thấy; 'look' - bạn chủ định nhìn, xem một cái gì đó; còn 'watch' là chủ định và nhìn/theo dõi/xem một cách chăm chú và thường là vì có sự chuyển động.
MANY, MUCH, A FEW/FEW, A LITTLE/LITTLE & ANY
1. A lot of và lots of:
- Những thành ngữ này khá thân mật. Trong văn trang trọng hơn, ta thường dùng a great deal of, a large number of, much hoặc many (much và many chủ yếu được dùng trong câu hỏi và mệnh đề phủ định).
- Không có sự khác biệt nhiều giữa a lot of và lots of. Cả hai chủ yếu đứng trước danh từ không đếm được số ít, danh từ số nhiều và đại từ. Chính chủ ngữ chứ không phải lot/lots quy định hình thức số ít/nhiều của động từ. Vì vậy khi a lot of được dùng trước chủ ngữ số nhiều, động từ ở số nhiều, khi lots of được dùng trước chủ ngữ số ít, động từ ở số ít.
Ví dụ:
• A lot of my friends want to emigrate. - Nhiều bạn của tôi muốn xuất cảnh.
• Lots of us think it's time for an election. - Nhiều người trong chúng tôi nghĩ đã đến lúc phải bầu cử.
• A lot of time is needed to learn a language. - Cần nhiều thời gian để học một ngôn ngữ.
• Lots of patience is needed, too. - Cũng cần có nhiều kiên nhẫn.
2. Plenty of:
- Plenty of thường ít trang trọng hơn. Chủ yếu nó được dùng trước danh từ không đếm được số ít và danh từ số nhiều. Nó hàm ý đủ và nhiều.
Ví dụ:
• Don’t rush. There’s plenty of time. - Đừng chạy vội. Còn nhiều thời gian mà.
• Plenty of shops take cheques. - Nhiều cửa hàng lấy ngân phiếu.
3. A large amount of, a great deal of, a large number of:
- Những thành ngữ này được sử dụng như a lot of và lots of, nhưng trang trọng hơn. A large amount of, a great deal of thường được dùng với danh từ không đếm được. A large number of được dùng trước danh từ số nhiều và động từ theo sau cũng ở số nhiều.
Ví dụ:
• I have thrown out a large amount of old clothing. - Tôi đã vứt đi nhiều quần áo cũ.
• Mr John spent a great deal of time in the Far East. - Ông John đã sống khá lâu tại vùng Viễn Đông.
• A large number of problems still have to be solved. - Còn nhiều vấn đề phải giải quyết.
4. A lot và a great deal of có thể dùng như trạng từ.
Ví dụ:
• On holiday, we walk and swim a lot. - Vào kỳ nghỉ chúng tôi đi dạo và tắm nhiều.
5. Cách sử dụng little, a little, few, a few
• Little + danh từ không đếm được: rất ít, không đủ để (có khuynh hướng phủ định)
I have little money, not enough to buy groceries.

• A little + danh từ không đếm được: có một chút, đủ để
I have a little money, enough to buy groceries

• Few + danh từ đếm được số nhiều: có rất ít, không đủ để (có tính phủ định)
I have few books, not enough for reference reading

• A few + danh từ đếm được số nhiều: có một chút, đủ để
I have a few records, enough for listening.

• Trong một số trường hợp khi danh từ ở trên đã được nhắc đến thì ở phía dưới chỉ cần dùng little hoặc few như một đại từ là đủ (cũng giống như đối với other/another; this/that).
Are you ready in money. Yes, a little.

• Quite a few + đếm được = Quite a bit + không đếm được = Quite a lot of + noun = rất nhiều.
“MUCH, MANY, A LOT OF & LOTS OF” TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC

1. Much & many
Many hoặc much thường đứng trước danh từ.
Many đi với danh từ đếm được và much đi với danh từ không đếm được:
She didn’t eat much breakfast.(Cô ta không ăn sáng nhiều)
There aren’t many large glasses left.(Không còn lại nhiều cốc lớn)
Tuy nhiên much of có thể đi với tên người và tên địa danh:
I have seen too much of Howard recently.(Gần đây tôi hay gặp Howard)
Not much of Denmark is hilly.(Đan mạch không có mấy đồi núi)
Many/much of + determiner (a, the, this, my... ) + noun
+You can’t see much of a country in a week.
(Anh không thể biết nhiều về một nước trong vòng một tuần đâu.)
+I won’t pass the exam. I have missed many of my lessons.
(Tôi sẽ không thoát được kỳ thi này mất, tôi bỏ quá nhiều bài.)
Many và much dùng nhiều trong câu phủ định và câu nghi vấn, trong câu khẳng định có thể dùng các loại từ khác như plenty of, a lot, lots of ... để thay thế.
+How much money have you got? I’ve got plenty.
+He got lots of men friends, but he doesn’t know many women.
Tuy vậy trong tiếng Anh, much và many vẫn được dùng bình thường trong câu khẳngđịnh.
Much has been written about the causes of unemployment in the opinion of manyeconomists.
Much dùng như một phó từ ( much đứng trước động từ nhưng đứng sau very
và sau cấu trúc phủ định của câu):
I don’t travel much these days. (much = very often)I much appreciate your help. (much=highly)We very much prefer the country to the town.Janet much enjoyed her stay with your family.
2. Much, too much / many, so many (để nhấn mạnh) dùng độc lập sau mệnh đề chính, trước danh từ mà nó bổ ngữ.
The cost of a thirty-second commercial advertisement on a television show is $300,000,much too much for most business.
Many a + singular noun + singular verb
Many a strong man has disheartened before such a challenge.(Biết bao chàng trai tráng kiện đã nản lòng trước một thử thách như vậy)
I have been to the top of the Effeil tower many a time.
Many’s the + {smt that / sbody who} + singular verb
Many’s the student who couldn’t follow the post-graduate courses at universities andcolleges under the pressure of money.
(Biết bao nhiêu sinh viên đã không thể theo học các trường ĐH và CĐ do thiếu tiền)
Many’s the promise that has been broken.(Biết bao nhiêu lời hứa đã bị phản bội)
ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH:THIS,THAT, THESE, THOSE VÀ TỪ HẠN ĐỊNH THIS, THAT
- This/these có thể chỉ những tình huống và kinh nghiệm đang diễn ra nhưng chỉ mới bắt đầu.
Ví dụ:
• I like this music. What is it? - Tôi thích loại nhạc này. Nhạc gì vậy?
• Watch this! - Hãy xem cái này!
• This is a police message. - Đây là lời nhắn của cảnh sát đấy.
- That/those chỉ kinh nghiệm mới kết thúc hoặc đã lùi xa trong quá khứ.
Ví dụ:
• That was nice. What was it? - Cái đó thật thú vị. Nó là cái gì vậy?
• Who said that? - Ai nói điều đó?
• Did you see that? - Anh có thấy cái đó không?
- That có thể chỉ điều gì đã kết thúc.
Ví dụ:
• Anything else? - Còn gì khác nữa không?
No, that’s all, thanks. - Không, tất cả chỉ thế thôi, cám ơn.
- Lưu ý: this morning/afternoon, this spring/summer/autumn có thể chỉ đến một thời gian đã qua (nếu người nói đang nói vào lúc cuối ngày/cuối mùa)
- Sự chấp nhận và bác bỏ:
+ This/these được dùng để chỉ sự chấp nhận hay niềm say mê.
+ That/those chỉ sự không ưa thích hay bác bỏ.
Ví dụ: Hãy so sánh:
• Now tell me about this new boyfriend of yours. - Bây giờ hãy cho tôi biết về cậu bạn trai mới của bạn đi.

• I don’t like that new boyfriend of yours. Tôi không thích cậu bạn trai mới của cậu.
- Qua điện thoại, người Anh thường dùng this để xác định chính người nói và that để hỏi về người nghe. Nhưng người Mỹ dùng this hỏi về người nghe.
Ví dụ:
• Hello! This is Mary. Is that Ruth? - Xin chào! Mary đây. Có phải đấy là Ruth không? (English)
• Who is this? - Ai đấy? (American)
- That/those nghĩa là "the one(s)": Trong lối văn trang trọng, that và those có thể có từ miêu tả đi theo với nghĩa "những điều/cái". Those who…có nghĩa "người mà…".
Ví dụ:
• A dog's intelligence is much greater than that of the cat. - Trí khôn của một con chó lớn hơn trí khôn của một con mèo.
• Those who can, do. Those who can’t, teach. Ai làm được, hãy làm. Ai không làm được, hãy dạy.
- This/that nghĩa là "so". Trong lối văn thân mật, this và that thường được dùng với tính từ và trạng từ theo cách tương tự như so.
Ví dụ:
• If it goes on raining this hard, we'll have to swim to work. - Nếu trời tiếp tục mưa to mãi như thế này, chúng ta phải bơi đi làm mất.
• If your boyfriend’s that clever, why isn’t he rich? - Nếu bạn trai của bạn thông minh như thế, tại sao cậu ta không giàu?
- Trong tiếng Anh chuẩn, chỉ có so mới được dùng trước một mệnh đề.
Ví dụ:
• It was so cold that I couldn’t feel my fingers. - Trời lạnh quá đến nỗi tôi tê hết tay.
- Not all that có thể dùng với nghĩa "không...lắm".
Ví dụ:
• How was the play? - Vở kịch ra sao?
Not all that good. - Không hay lắm.
- Các cách dùng khác:
+ Lưu ý cách dùng đặc biệt của this (không có nghĩa chỉ định) trong khi kể chuyện miệng.
Ví dụ:
• There was this traveling salesman, you see. And he wanted… - Bạn biết đấy có một người chào hàng. Và ông ta muốn…
+ That/those có thể hàm ý rằng một kinh nghiệm nào đó quen thuộc với mọi người. Cách dùng này rất thông dụng trong quảng cáo.
Ví dụ:
• I can’t stand that perfume of hers. - Tôi không chịu nổi mùi nước hoa của cô ấy.
CÁC MỨC ĐỘ SO SÁNH CỦA TÍNH TỪ & TRẠNG TỪ
- Các tính từ so sánh không theo quy tắc:
Tính từ Cấp so sánh hơn - kém Cấp so sánh bậc nhất Chú ý
good/well better best
bad/badly worse worst
many/much more most
little less least
far farther farthest (về khoảng cách)
- further furthest (về thời gian)
near nearer nearest (về khoảng cách)
- - next (về thứ tự)
late later latest (về thời gian)
- - last (về thứ tự)
old older oldest (về tuổi tác)
- elder eldest (về cấp bậc hơn)
- Đối với một số từ sau đây có thể coi là tính từ ngắn hoặc dài đều được, nhưng thường được dùng như tính từ dài: quiet, clever, narrow, shallow, simple, gentle, common, hollow, polite, handsome, wicked, pleasant, cruel, stupid, tired.
Ví dụ:
• This is the most quiet place in the region.
• I felt more tired because of noise.
- So sánh hơn có thể được nhấn mạnh thêm bằng cách cộng "much/far/a lot" hoặc giảm nhẹ bằng cách cộng thêm "a bit/a little/slightly" trước hình thức so sánh.
Ví dụ:
• A water melon is much sweeter than a a melon.
• His car is far better than yours.
• Henry’s watch is far more expensive than mine.
• That movie we saw last night was much more interesting than the one on TV.
• She dances much more artistically than her predecessor.
• He speaks English much more rapidly than he does Spanish.
• Let’s go by bus. It’s much/a lot/far cheaper.
• Don’t go by train. It’s a lot more expensive.
• This bag is slightly heavier than the other one.
• Lan’s watch is far more expensive than mine.
- Có thể dùng các cấu trúc sau đây với danh từ để so sánh: more of a, less of a, as much of a và enough of a.
Ví dụ:
• He is more of a sportman than his brother.
• It was as much of a success as I expected.
• He’s less of a fool than I thought.
• He’s enough of a man to tell the truth.
- Most khi được dùng với nghĩa là very thì không có the đứng trước và không ngụ ý so sánh.
Ví dụ:
• He is most generous.
• It is a most important problem.
• Thank you for the money.It was most generous of you.
- Những tính từ sau đây thường không có dạng so sánh. Những tính từ hoặc phó từ mang tính tuyệt đối này không được dùng so sánh bậc nhất, hạn chế dùng so sánh hơn kém, nếu buộc phải dùng thì bỏ more, như một số
+ perfect - hoàn hảo
+ unique - duy nhất
+ extreme - cực kỳ
+ supreme - tối cao
+ top - cao nhất
+ absolute - tuyệt đối
+ prime - căn bản
+ primary - chính
+ matchless - không có đối thủ
+ full - đầy, no
+ empty - trống rỗng
+ square - vuông
+ round - tròn
+ circular - tròn, vòng quanh
+ trianglular - có ba cạnh
+ wooden - bằng gỗ
+ yearly - hằng năm
+ daily - hằng ngày
+ monthly - hàng tháng
CÂU ĐIỀU KIỆN
1. Lược bỏ if:
- Có thể lược bỏ if trong câu điều kiện và phải dùng hình thức đảo ngữ.
Ví dụ:
• If somebody asks me, please tell them I will be back in an hour.
Should anyone ask me, please tell them I will be back in an hour.
• If it weren’t for his help, I would never succeed.
Were it not for his help, I would never succeed.
• If I had known he was afraid, I wouldn’t have done it.
Had I known he was afraid, I wouldn’t have done it.
2. Câu điều kiện kết hợp: loại 2 + loại 3
- Dùng để diễn tả một sự thay đổi ở tình huống hiện tại đã ảnh hưởng đến tình huống trong quá khứ.
If + Past Simple, S + would have + V(pp) + O hoặc S + would have + V(pp) + O + If + Past Simple
Ví dụ:
• If I weren’t so busy all the time, I would have come along.
• If he didn’t go on business today, he would have visited you.
3. Câu điều kiện kết hợp: loại 3 + loại 2
- Dùng để diễn tả một sự thay đổi ở tình huống trong quá khứ gây lên một tình huống khác biệt ở hiện tại
If + Past Perfect, S + [would + V, would be V-ing] + O hoặc S + would have + V(pp) + O + If + Past Simple
Ví dụ:
• If you had told me about the skiing trip, I would be there with you now.
• If I hadn’t stayed up late last night, I wouldn’t be so tired now.
• If I had worked harder at school I would be sitting in a comfortable office now. I wouldn’t be sweeping the street.
4. If you will/would thường được dùng trong các câu yêu cầu lịch sự, would là hình thức lịch sự hơn.
Ví dụ:
• If you will/would wait for a moment I’ll see if Mr. Jones is free.
• I would be grateful if you would make the arrangements for me.
5. If + would like/care có thể được dùng thay vì if + want/wish và có vẻ lịch sự hơn.
Ví dụ:
• If you would like to come, I’ll get a ticket for you.
• If you’d care to see the photographs, I’ll bring them round.
6. If + should có thể được dùng trong loại 1 để trình bày rằng hành động dù có thể rất khó được xảy ra; nó thường được nối với một mệnh để chỉ mệnh lệnh, được dùng chủ yếu trong các bản chỉ dẫn.
Ví dụ:
• If you should have any difficulty in getting spare parts, ring this number.
• If these biscuits should arrive in a damaged condition please inform the factory at once.
KHI NÀO DÙNG “WILL/WOULD” SAU “IF” ?
Will đứng sau if :
Thông thường chúng ta không dùng thì tương lai đơn với will sau if. Tuy nhiên, mặc dú rất ít khi được dùng đến, người ta có thể dùng hình thức này khi muốn nhấn mạnh đến ý " không phải bây giờ mà là sau này" . Hãy so sánh:
If it suits you, I will change the date of our meeting. nếu anh thấy thuận tiện thì tôi sẽ đổi ngày họp của chúng ta lại.
If it will suit you, I will change the date of our meeting. nếu anh thấy thuận tiện ( không phải bây giờ mà là sau này ) thì tôi sẽ đổi ngày họp của chúng ta lại.
Will và would đứng sau if :
- Muốn nhấn mạnh đến sự bằng lòng và không bằng lòng:
+ Khi yêu cầu người khác làm việc gì/ đáp ứng đề nghị giúp đỡ.
Ví dụ 1 :
Shall I hold the door open for you ? anh có muốn tôi để cửa mở cho anh không?
Yes, if you will/would. vâng, xin anh vui lòng.
Ví dụ 2 :
If you will/would/could wait a moment, I will fetch the money. anh vui lòng chờ một chút, tôi sẽ đi lấy tiền.
+ Khi nói về người nào khác:
If he will/would/could only try harder, I am sure he'd do well : nếu anh ta chỉ chĩu cố gằng hơn nữa, tôi chắc anh ta sẽ thành công.
+ Trong các hình thức lịch sự nhất trong các mạch văn trang trọng:
Ví dụ 1 :
I'd be grateful if you will/would let me know soon.: tôi sẽ lấy làm biết ơn nếu ông vui lòng cho tôi biết sớm.
Ví dụ 2 :
If you will/would follow me, I will show you the way. nếu anh chịu đi theo tôi thì tôi sẽ chỉ đường cho anh.
+ Trong những câu nói trực tiếp chỉ sự bằng lòng/ không bằng lòng.
Ví dụ 1:
If you will/would agree to pay us compensation, We will/would agree not to take the matter any further : nếu anh chịu bồi thường cho chúng tôi thì chúng tôi bằng lòng không đá động gì đến vấn đề đó nữa.
Ví dụ 2:
If you won't stop smoking, you can only expect to have a bad cough : nếu anh không chịu ngưng hút thuốc thì anh thì anh sẽ bị ho dữ lắm đấy.

CÁCH SỬ DỤNG “ANOTHER” & “OTHER”
Hai từ này thường gây nhầm lẫn.
Dùng với danh từ đếm được Dùng với danh từ không đếm được
• an + other + danh từ đếm được số ít = một cái nữa, một cái khác, một người nữa, một người khác (= one more).
another pencil = one more pencil
• the other + danh từ đếm được số ít = cái cuối cùng còn lại (của một bộ), người còn lại (của một nhóm), = last of the set.
the other pencil = the last pencil present Không dùng
• Other + danh từ đếm được số nhiều = mấy cái nữa, mấy cái khác, mấy người nữa, mấy người khác (= more of the set).
other pencils = some more pencils
• The other + danh từ đếm được số nhiều = những cái còn lại (của một bộ), những người còn lại (của một nhóm), = the rest of the set.
the other pencils = all remaining pencils • Other + danh từ không đếm được = một chút nữa (= more of the set).
other water = some more water
• The other + danh từ không đếm được = chỗ còn sót lại.
the other water = the remaining water
• Another và other là không xác định trong khi the other là xác định; nếu chủ ngữ là đã biết (được nhắc đến trước đó) thì ta có thể bỏ danh từ đi sau another hoặc other, chỉ cần dùng another hoặc other như một đại từ là đủ. Khi danh từ số nhiều bị lược bớt (trong cách nói tắt nêu trên) thì other trở thành others. Không bao giờ được dùng others + danh từ số nhiều:
I Don 't want this book. Please give me another.
(another = any other book - not specific)

I Don 't want this book. Please give me the other.
(the other = the other book, specific)

This chemical is poisonous. Others are poisonous too.
(others = the other chemicals, not specific)

I Don 't want these books. Please give me the others.
(the others = the other books, specific)
• Trong một số trường hợp người ta dùng one hoặc ones đằng sau another hoặc other thay cho danh từ:
I Don 't want this book. Please give me another one.
I don't want this book. Please give me the other one.
This chemical is poisonous. Other ones are poisonous too.
I don't want these books. Please give me the other ones.
• This hoặc that có thể dùng với one nhưng these và those không được dùng với ones, mặc dù cả 4 từ này đều có thể dùng thay cho danh từ (với vai trò là đại từ) khi không đi với one hoặc ones:
I don't want this book. I want that.
CÁCH SỬ DỤNG “NO” & “NONE”
None và No đều dùng được với cả danh từ số ít và số nhiều.
• Nếu sau None of the là một danh từ không đếm được thì động từ phải ở ngôi thứ 3 số ít. Nếu sau nó là một danh từ số nhiều thì động từ phải chia ở ngôi thứ 3 số nhiều.
None of the + non-count noun + singular verb
None of the + plural count noun + plural verb
None of the counterfeit money has been found.
None of the students have finished the exam yet.
• Nếu sau No là một danh từ đếm được số ít hoặc không đếm được thì động từ phải ở ngôi thứ 3 số ít. Nếu sau nó là một danh từ số nhiều thì động từ phải ở ngôi thứ 3 số nhiều
No + {singular noun / non-count noun} + singular verb
No + plural noun + plural verb
No example is relevant to this case.
No examples are relevant to this case.
CÁCH SỬ DỤNG CÂU TRÚC “EITHER … OR”(HOẶC … HOẶC) &
“NEITHER … NOR”(KHÔNG … MÀ CŨNG KHÔNG)
Điều cần lưu ý nhất khi sử dụng cấu trúc này là động từ phải chia theo danh từ đi sau or hoặc nor. Nếu danh từ đó là số ít thì động từ chia ở ngôi thứ 3 số ít và ngược lại. Nếu or hoặc nor xuất hiện một mình (không có either hoặc neither) thì cũng áp dụng quy tắc tương tự (như đã đề cập ở phần trên)

Neither John nor his friends are going to the beach today.
Either John or his friends are going to the beach today.
Neither the boys nor Carmen has seen this movie before.
Either John or Bill is going to the beach today.
Neither the director nor the secretary wants to leave yet.
“V_ING” LÀM CHỦ NGỮ
Khi V-ing dùng làm chủ ngữ thì động từ cũng phải chia ở ngôi thứ 3 số ít.
Knowing her has made him what he is.
Not studying has caused him many problems.
Washing with special cream is recommended for scalp infection.
Being cordial is one of his greatest assets.
Writing many letters makes her happy.
Người ta sẽ dùng V-ing khi muốn diễn đạt 1 hành động cụ thể xảy ra nhất thời nhưng khi muốn diễn đạt bản chất của sự vật, sự việc thì phải dùng danh từ

Dieting is very popular today.
Diet is for those who suffer from a cerain disease.
Động từ nguyên thể cũng có thể dùng làm chủ ngữ và động từ sau nó sẽ chia ở ngôi thứ 3 số ít. Nhưng người ta thường dùng chủ ngữ giả it để mở đầu câu.

To find the book is necessary for him = It is necessary for him to find the book.
CÁC DANH TỪ TẬP THỂ
Đó là các danh từ ở bảng sau dùng để chỉ 1 nhóm người hoặc 1 tổ chức nhưng trên thực tế chúng là những danh từ số ít, do vậy các đại từ và động từ theo sau chúng cũng ở ngôi thứ 3 số ít.
Congress
family
group
committee
class Organization
team
army
club
crowd Government
jury
majority*
minority
public
The committee has met, and it has rejected the proposal.
The family was elated by the news.
The crowd was wild with excitement
Congress has initiated a new plan to combat inflation.
The organization has lot many members this year.
Our team is going to win the game.
Tuy nhiên nếu các thành viên trong nhóm đang hoạt động riêng rẽ, động từ sẽ chia ở ngôi thứ 3 số nhiều:
Congress votes for the bill. (Quốc hội bỏ phiếu cho dự luật, gồm tất cả mọi người)
Congress are discussing about the bill. (Quốc hội đang tranh luận về dự luật, tức là một số tán thành, một số phản đối. Thi TOEFL không bắt lỗi này).
* Danh từ majority được dùng tuỳ theo thành phần sau nó để chia động từ
The majority + singular verb
The majority of the + plural noun + plural verb

The majority believes that we are in no danger.
The majority of the students believe him to be innocent.

• The police/the sheep/the fish + plural verb.
The sheep are breaking away
The police come only to see the dead bodies and a ruin in the bank
• A couple + singular verb
A couple is walking on the path
• The couple + plural verb
The couple are racing their horses through the meadow.
• Các cụm từ ở nhóm sau chỉ một nhóm động vật hoặc gia súc. Cho dù sau giới từ of là danh từ số nhiều thì động từ vẫn chia theo ngôi chủ ngữ chính – ngôi thứ 3 số ít: flock of birds/ sheep, school of fish, herd of cattle, pride of lions, pack of dogs
The flock of birds is circling overhead.
The herd of casttle is breaking away.
A school of fish is being attacked by sharks.
• Tất cả các danh từ tập thể chỉ thời gian, tiền bạc, số đo, ... khi được đề cập đến như một thể thống nhất thì đều được xem là một danh từ số ít. Do đó các động từ và đại từ theo sau chúng phải ở ngôi thứ 3 số ít.
Twenty-five dollars is too much for the meal.
Fifty minutes isn’t enough time to finish this test
Twenty dollars is all I can afford to pay for that radio.
Two miles is too much to run in one day.
He has contributed $50, and now he wants to contribute another fifty.
CÁCH SỬ DỤNG “THE NUMBER OF” & “A NUMBER OF”
A number of = “Một số những ...”, đi với danh từ số nhiều, động từ chia ở số nhiều.
A number of + plural noun + plural verb
A number of students are going to the class picnic (Một số sinh viên sẽ đi ...)
A number of applicants have already been interviewed.

The number of = “Số lượng những ...”, đi với danh từ số nhiều, động từ vẫn ở ngôi thứ 3 số ít.
The number of + plural noun + singular verb...
The number of days in a week is seven. (Số lượng ngày trong tuần là 7)
The number of residents who have been questioned on this matter is quite small.
CÁC DANH TỪ LUÔN Ở SỐ NHIỀU
Bảng sau là những danh từ bao giờ cũng ở hình thái số nhiều vì chúng bao gồm 2 thực thể nên các đại từ và động từ đi cùng với chúng cũng phải ở số nhiều.
scissors
shorts
pants jeans
tongs
trousers eyeglasses
pliers
tweezers
Nếu muốn chúng thành ngôi số ít phải dùng a pair of...
The pants are in the drawer.
A pair of pants is in the drawer.
These scissors are dull. (Cái kéo này cùn. Chú ý chỉ có 1 cái kéo nhưng cũng dùng với these)
Lưu ý:
• Các cấu trúc: there is certain/ sure/ likely/ bound to be = chắc chắn là sẽ có
There is sure to be trouble when she gets his letter. (Chắc chắn là sẽ có rắc rối khi cô ấy nhận được thư anh ta)
Do you think there is likely to be snow. (Anh cho rằng chắc chắn sẽ có tuyết chứ)
• Trong dạng tiếng Anh quy chuẩn hoặc văn chương một số các động từ khác ngoài to be cũng được sử dụng với there:
Động từ trạng thái: stand/ lie/ remain/ exist/ live
Động từ chỉ sự đến: enter/ go/ come/ follow/ develop

In a small town in Germany there once lived a poor shoemaker. (Tại một thị trấn nhỏ ở Đức có một ông thợ giày nghèo sống ở đó)
There remains nothing more to be done . (Chả còn có gì nữa mà làm)
Suddenly there entered a strange figure dressed all in black. (Bỗng có một hình bóng kì lạ mặc toàn đồ đen đi vào)
There followed an uncomfortable silence. (Sau đó là một sự im lặng đến khó chịu)
• There + subject pronoun + go/ come/ be: kìa/ thế là/ rồi thì
There he comes (Anh ta đã đến rồi kia kìa)
There you are, I have been waiting for you for over an hour. (Anh đây rồi, tôi đang chờ anh đến hơn một tiếng rồi đấy)
5.4 Reflexive pronoun (Đại từ phản thân)
myself
yourself
himself
herself
itself ourselves
yourselves

themselves
• Dùng để diễn đạt chủ ngữ vừa là tác nhân gây ra hành động, vừa là tác nhân nhận tác động của hành động đó. Nó đứng ngay đằng sau động từ hoặc giới từ for, to ở cuối câu.
Jill bought himself a new car.
Chú ý: “Jill bought him a new car” thì câu có nghĩa khác: “him” = another person.
I washed myself
He sent the letter to himself.
She served herself in the cafeteria.
We hurt ourselves playing football
John and Mary hurt themselves in a car accident.
You can see the difference for yourselves.
• Dùng để nhấn mạnh việc chủ ngữ tự làm lấy việc gì, trong trường hợp này nó đứng ngay sau chủ ngữ hoặc sau từ by.
I myself believe that there is no God.
She prepared the nine-course meal by herself.
John washed the dishes by himself.
The students themselves decorated the room.
Chú ý: ở dạng số nhiều self biến thành selves
TÂN NGỮ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1. Động từ dùng làm tân ngữ
Không phải bất cứ động từ nào trong tiếng Anh cũng đều đòi hỏi tân ngữ đứng sau nó là một danh từ. Một số các động từ lại đòi hỏi tân ngữ sau nó phải là một động từ khác. Động từ dùng làm tân ngữ được chia làm hai loại:
a/ Loại 1: Động từ nguyên thể làm tân ngữ (to + verb)
• Bảng dưới đây là những động từ đòi hỏi tân ngữ sau nó là một động từ nguyên thể khác.
agree
attempt
claim
decide
demand desire
expect
fail
forget
hesitate hope
intend
learn
need
offer plan
prepare
pretend
refuse
seem strive
tend
want
wish
John expects to begin studying law next semester.
Mary learned to swim when she was very young.
The committee decided to postpone the meeting.
The president will attempt to reduce inflation rate.
• Trong câu phủ định, thêm not vào trước động từ làm tân ngữ:
John decided not to buy the car.
b/ Loại 2: Động từ Verb-ing dùng làm tân ngữ
• Bảng dưới đây là những động từ đòi hỏi tân ngữ theo sau nó phải là một Verb-ing
admit
appreciate
avoid
can't help
delay
deny
resist enjoy
finish
miss
postpone
practice
quit
resume suggest
consider
mind
recall
risk
repeat
resent
John admitted stealing the jewels.
We enjoyed seeing them again after so many years.
You shouldn’t risk entering that building in its present condition.
He was considering buying a new car until the prices went up.
The Coast Guard has reported seeing another ship in the Florida Straits.
• Trong câu phủ định, thêm not vào trước Verb-ing.
John regretted not buying the car.
• Lưu ý rằng trong bảng này có mẫu động từ can't help doing/ but do smt có nghĩa ‘không thể đừng được phải làm gì’
With such good oranges, we can't help buying two kilos at a time.
c/ Bảng dưới đây là những động từ mà tân ngữ sau nó có thể là một động từ nguyên thể hoặc một verb-ing mà ngữ nghĩa không thay đổi.
begin
can't stand continue
dread hate
like love
prefer start
try
He started to study after dinner = he started studying after dinner.

Lưu ý rằng trong bảng này có một động từ can't stand to do/doing smt: không thể chịu đựng được khi phải làm gì.
He can't stand to wait (waiting) such a long time.
e/ Bốn động từ đặc biệt
Đó là những động từ mà ngữ nghĩa của chúng sẽ đổi khác hoàn toàn khi tân ngữ sau nó là một động từ nguyên thể hoặc verb-ing.
1a) Stop to do smt: dừng lại để làm gì
He stoped to smoke = Anh ta dừng lại để hút thuốc.
1b) Stop doing smt: dừng làm việc gì
He stoped smoking = Anh ta đã bỏ thuốc.
2a) Remember to do smt: Nhớ sẽ phải làm gì
Remember to send this letter. = Hãy nhớ gửi bức thư này nhé.
2b) Remember doing smt: Nhớ là đã làm gì
I remember locking the door before leaving, but now I can't find the key.
Đặc biệt nó thường được dùng với mẫu câu: S + still remember + V-ing : Vẫn còn nhớ là đã...
I still remember buying the first motorbike
3a) Forget to do smt: quên sẽ phải làm gì
I forgot to pickup my child after school = Tôi quên không đón con.
3b) Forget doing smt: (quên là đã làm gì). Đặc biệt nó thường được dùng với mẫu câu S + will never forget + V-ing: sẽ không bao giờ quên được là đã ...
She will never forget meeting the Queen = Cô ấy không bao giờ quên lần gặp Nữ hoàng
4a) Regret to do smt: Lấy làm tiếc vì phải làm gì (thường dùng khi báo tin xấu)
We regret to inform the passengers that the flight for Washington DC was canceled because of the bad weather.
4b) Regret doing smt: Lấy làm tiếc vì đã làm gì
He regrets leaving school early. It's the biggest mistake in his life.
2. Động từ đứng sau giới từ
Tất cả các động từ đứng ngay sau giới từ đều phải ở dạng V-ing.
a/ Verb + preposition + verb-ing
Sau đây là bảng các động từ có giới từ theo sau, vì vậy các động từ khác đi sau động từ này phải dùng ở dạng verb-ing.
Verb + prepositions + V-ing
approve of
be better of
count on
depend on give up
insist on
keep on
put off rely on
succeed in
think about
think of worry abount
object to
look forward to
confess to
John gave up smoking because of his doctor’s advice.
He insisted on taking the bus instead of the plane.
Hery is thinking of going to France next year.
Fred confessed to stealing the jewels
Chú ý rằng ở 3 động từ cuối cùng trong bảng trên, có giới từ to đi sau động từ. Đó là giới từ chứ không phải là to trong động từ nguyên thể (to do st), nên theo sau nó phải là một verb-ing chứ không phải là một verb nguyên thể.
We are not looking forward to going back to school.
Jill objected to receiving the new position.
He confessed to causing the fire.
b/ Adjective + preposition + verb-ing:
Adjective + prepositions + V-ing
accustomed to
afraid of intent on
interested in capable of
fond of successful in
tired of
Mitch is afraid of getting married now.
We are accustomed to sleeping late on weekends.
I am fond of dancing.
We are interested in seeing this film.
c/ Noun + preposition + verb-ing:
Noun + prepositions + V-ing
choice of
excuse for intention of
method for possibility of
reason for (method of)
There is no reason for leaving this early.
George has no excuse for droping out of school.
There is a possibility of acquiring this property at a good price.
He has developed a method for evaluating this problem.
d/ Các trường hợp khác:
Trong các trường hợp khác, động từ đi sau giới từ cũng phải ở dạng verb-ing.
After leaving the party, he drove home.
He should have stayed in New York instead of moving to Maine.
3. Động từ đi sau tính từ:
Nói chung, nếu động từ đi ngay sau tính từ (không có giới từ) thì được dùng ở dạng nguyên thể. Những tính từ đó bao gồm.
anxious
boring
dangerous
hard eager
easy
good
strange pleased
prepared
ready
able usual
common
difficult
It is dangerous to drive in this weather.
Mike is anxious to see his family.
We are ready to leave now.
It is difficult to pass this test.
Chú ý: able và capable có nghĩa như nhau nhưng cách dùng khác nhau:
(able/ unable) to do smt = (capable/ incapable) of doing smt.
4. Đại từ đứng trước động từ nguyên thể hoặc V-ing trong tân ngữ
a/ Trường hợp tân ngữ là động từ nguyên thể
Trong trường hợp tân ngữ là động từ nguyên thể (loại 1) thì bất cứ danh từ hay đại từ nào trực tiếp đứng trước nó cũng phải ở dạng tân ngữ (complement form).
Joe asked her to call him.
S + V + {pronoun/ noun in complement form} + [to + verb] ...
Sau đây là một số động từ đòi hỏi tân ngữ là một động từ nguyên thể có đại từ làm tân ngữ gián tiếp.
allow
ask
beg convince
expect
instruct invite
order
permit persuade
prepare
promise remind
urge
want
We ordered him to appear in court.
I urge you to reconsider your decision.
They were trying to persuade him to change his mind.
The teacher permitted them to turn their assignments in late.
You should prepare your son to take this examination.
b/ Trường hợp tân ngữ là V-ing
Trong trường hợp tân ngữ là một V- ing thì đại từ/danh từ phải ở dạng sở hữu.
Subject + verb + {pronoun/ noun}(possessive form) + verb-ing...
We understand your not being able to stay longer.
We object to their calling at this hour.
He regrets her leaving.
We are looking forward to their coming next year.
We don’t approve of John’s buying this house.
We resent the teacher’s not announcing the test sooner.
Về Đầu Trang Go down
https://tailieutienganh.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 286
Join date : 15/02/2012

ngữ pháp tiếng anh phần 1 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ngữ pháp tiếng anh phần 1   ngữ pháp tiếng anh phần 1 EmptyMon Jun 18, 2012 5:41 pm

SỰ KHÁC NHAU GIỮA “SHOULD HAVE” & “MUST HAVE”
Should have được dùng để nói về những sự việc đã không hoặc có thể đã không xảy ra trong quá khứ. Chẳng hạn:
I should have finished this work by now - Đáng lẽ bây giờ tôi đã phải hoàn thành công việc này rồi (mà đến giờ tôi vẫn chưa làm xong).
I should have studied harder for my exams - Đáng lẽ tôi phải học chăm chỉ hơn khi chuẩn bị cho các kỳ thi của tôi.
Trong cả hai câu trên, người nói có thể bày tỏ thái độ ân hận, lấy làm tiếc là đã không làm một việc gì đó.
Chúng ta cũng có thể dùng should have để diễn tả những nghĩa vụ đã không được hoàn thành, thực thi. Chẳng hạn:
He should have helped his mother carry the shopping.
Còn must have được dùng để diễn tả một việc gì đó trong quá khứ mà người nói gần như biết chắc.
Chẳng hạn nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và bạn thấy ngoài vườn cỏ ướt, bạn có thể nói:
It must have rained overnight - Chắc hẳn trời đã mưa hồi đêm hôm qua.
Chúng ta hãy thử xem xét một câu trong đó có cả should have và must have:
Jane should have arrived by now, she must have missed the bus - Jane đáng lẽ lúc này đã phải tới nơi rồi, chắc hẳn chị ấy đã bị nhỡ chuyến xe buýt.
Trong tình huống này, vào thời điểm người nói nói câu này chúng ta nghĩ là Jane đáng lẽ đã có mặt rồi nhưng chị ấy lại chưa tới, và chúng ta có thể đi tới kết luận là việc chị ấy muộn hẳn là do bị nhỡ xe.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA “LOOK”, “SEE” & “WATCH”
Look, See và Watch là những động từ dường như có vẻ giống nhau, đều nói về những cách khác nhau khi dùng tới mắt để nhìn.
Tuy nhiên có hai sự khác biệt rất quan trọng, tùy thuộc vào việc bạn chủ định nhìn hay xem và bạn chăm chú tới đâu.
Khi chúng ta nói 'see' chúng ta thường nói về những thứ mình không thể tránh không nhìn thấy, chẳng hạn chúng ta có câu: "I opened the curtains and saw some birds outside" - Tôi kéo rèm cửa sổ và (trông) thấy mấy con chim ở bên ngoài.
Như vậy có nghĩa là chúng ta không chủ định nhìn/xem/ngắm những con chim đó, mà chỉ là do mở cửa thì trông thấy chúng.
Tuy nhiên khi chúng ta dùng động từ 'look', chúng ta đang nói về việc nhìn một cái gì có chủ định. Do vậy, có thể nói "This morning I looked at the newspaper" - Sáng nay tôi xem báo, và có nghĩa là tôi chủ định đọc báo, xem báo.
Khi chúng ta 'watch' - theo dõi, xem - một cái gì đó, tức là chúng ta chủ động nhìn nó một cách chăm chú, thường là vì có sự chuyển động trong đó. Ví dụ, "I watched the bus go through the traffic lights" - Tôi nhìn theo/theo dõi chiếc xe buýt vượt đèn đỏ, hay "I watch the movie" - Tôi xem phim. Và ở đây diễn ra ý chúng ta chủ định muốn nhìn, xem, theo dõi, và nhìn một cách chăm chú. Thông thường là có sự chuyển động trong đó.
Khi chúng ta dùng các động từ liên quan tới các giác quan, (nhóm từ 'look', 'see' và 'watch' là các động từ về thị giác) thường có sự khác biệt giữa chủ định và không chủ định, vì thế chúng ta có ví dụ:
- "I heard the radio" - Tôi nghe tiếng radio, trong trường hợp này tôi không chủ định nghe đài, mà tự nhiên nghe thấy tiếng đài, vậy thôi.
- "I listened to the radio" - tôi nghe radio, ở đây có nghĩa tôi chủ động bật đài lên và nghe đài.
Tương tự chúng ta có ví dụ:
- "I felt the wind on my face" - tôi cảm nhận thấy làn gió trên mặt mình, ở đây hoàn toàn không chủ định nhưng nó tự xảy ra và tôi đã cảm nhận thấy nó.
- "I touched the fabric" - tôi sờ vào lớp vải, tôi chủ động 'feel the fabric" sờ vào vải để có cảm giác về nó
Điều quan trọng là khi bạn bắt gặp những động từ về các giác quan khác nhau, hãy sắp xếp chúng lại với nhau và thử tìm sự khác biệt giữa những động từ đó.
Nhớ rằng khi bạn nhìn vào các từ tưởng như giống nhau, thì điều quan trọng là hãy tìm hiểu xem sự khác biệt giữa chúng là gì vì về căn bản những từ nay không thể dùng thay thế cho nhau được.
Nhớ rằng 'see' - bạn thực sự không chủ định nhìn, mà tự nó xảy ra trước mắt bạn - thấy, trông thấy; 'look' - bạn chủ định nhìn, xem một cái gì đó; còn 'watch' là chủ định và nhìn/theo dõi/xem một cách chăm chú và thường là vì có sự chuyển động.
MANY, MUCH, A FEW/FEW, A LITTLE/LITTLE & ANY
1. A lot of và lots of:
- Những thành ngữ này khá thân mật. Trong văn trang trọng hơn, ta thường dùng a great deal of, a large number of, much hoặc many (much và many chủ yếu được dùng trong câu hỏi và mệnh đề phủ định).
- Không có sự khác biệt nhiều giữa a lot of và lots of. Cả hai chủ yếu đứng trước danh từ không đếm được số ít, danh từ số nhiều và đại từ. Chính chủ ngữ chứ không phải lot/lots quy định hình thức số ít/nhiều của động từ. Vì vậy khi a lot of được dùng trước chủ ngữ số nhiều, động từ ở số nhiều, khi lots of được dùng trước chủ ngữ số ít, động từ ở số ít.
Ví dụ:
• A lot of my friends want to emigrate. - Nhiều bạn của tôi muốn xuất cảnh.
• Lots of us think it's time for an election. - Nhiều người trong chúng tôi nghĩ đã đến lúc phải bầu cử.
• A lot of time is needed to learn a language. - Cần nhiều thời gian để học một ngôn ngữ.
• Lots of patience is needed, too. - Cũng cần có nhiều kiên nhẫn.
2. Plenty of:
- Plenty of thường ít trang trọng hơn. Chủ yếu nó được dùng trước danh từ không đếm được số ít và danh từ số nhiều. Nó hàm ý đủ và nhiều.
Ví dụ:
• Don’t rush. There’s plenty of time. - Đừng chạy vội. Còn nhiều thời gian mà.
• Plenty of shops take cheques. - Nhiều cửa hàng lấy ngân phiếu.
3. A large amount of, a great deal of, a large number of:
- Những thành ngữ này được sử dụng như a lot of và lots of, nhưng trang trọng hơn. A large amount of, a great deal of thường được dùng với danh từ không đếm được. A large number of được dùng trước danh từ số nhiều và động từ theo sau cũng ở số nhiều.
Ví dụ:
• I have thrown out a large amount of old clothing. - Tôi đã vứt đi nhiều quần áo cũ.
• Mr John spent a great deal of time in the Far East. - Ông John đã sống khá lâu tại vùng Viễn Đông.
• A large number of problems still have to be solved. - Còn nhiều vấn đề phải giải quyết.
4. A lot và a great deal of có thể dùng như trạng từ.
Ví dụ:
• On holiday, we walk and swim a lot. - Vào kỳ nghỉ chúng tôi đi dạo và tắm nhiều.
5. Cách sử dụng little, a little, few, a few
• Little + danh từ không đếm được: rất ít, không đủ để (có khuynh hướng phủ định)
I have little money, not enough to buy groceries.

• A little + danh từ không đếm được: có một chút, đủ để
I have a little money, enough to buy groceries

• Few + danh từ đếm được số nhiều: có rất ít, không đủ để (có tính phủ định)
I have few books, not enough for reference reading

• A few + danh từ đếm được số nhiều: có một chút, đủ để
I have a few records, enough for listening.

• Trong một số trường hợp khi danh từ ở trên đã được nhắc đến thì ở phía dưới chỉ cần dùng little hoặc few như một đại từ là đủ (cũng giống như đối với other/another; this/that).
Are you ready in money. Yes, a little.

• Quite a few + đếm được = Quite a bit + không đếm được = Quite a lot of + noun = rất nhiều.
“MUCH, MANY, A LOT OF & LOTS OF” TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC

1. Much & many
Many hoặc much thường đứng trước danh từ.
Many đi với danh từ đếm được và much đi với danh từ không đếm được:
She didn’t eat much breakfast.(Cô ta không ăn sáng nhiều)
There aren’t many large glasses left.(Không còn lại nhiều cốc lớn)
Tuy nhiên much of có thể đi với tên người và tên địa danh:
I have seen too much of Howard recently.(Gần đây tôi hay gặp Howard)
Not much of Denmark is hilly.(Đan mạch không có mấy đồi núi)
Many/much of + determiner (a, the, this, my... ) + noun
+You can’t see much of a country in a week.
(Anh không thể biết nhiều về một nước trong vòng một tuần đâu.)
+I won’t pass the exam. I have missed many of my lessons.
(Tôi sẽ không thoát được kỳ thi này mất, tôi bỏ quá nhiều bài.)
Many và much dùng nhiều trong câu phủ định và câu nghi vấn, trong câu khẳng định có thể dùng các loại từ khác như plenty of, a lot, lots of ... để thay thế.
+How much money have you got? I’ve got plenty.
+He got lots of men friends, but he doesn’t know many women.
Tuy vậy trong tiếng Anh, much và many vẫn được dùng bình thường trong câu khẳngđịnh.
Much has been written about the causes of unemployment in the opinion of manyeconomists.
Much dùng như một phó từ ( much đứng trước động từ nhưng đứng sau very
và sau cấu trúc phủ định của câu):
I don’t travel much these days. (much = very often)I much appreciate your help. (much=highly)We very much prefer the country to the town.Janet much enjoyed her stay with your family.
2. Much, too much / many, so many (để nhấn mạnh) dùng độc lập sau mệnh đề chính, trước danh từ mà nó bổ ngữ.
The cost of a thirty-second commercial advertisement on a television show is $300,000,much too much for most business.
Many a + singular noun + singular verb
Many a strong man has disheartened before such a challenge.(Biết bao chàng trai tráng kiện đã nản lòng trước một thử thách như vậy)
I have been to the top of the Effeil tower many a time.
Many’s the + {smt that / sbody who} + singular verb
Many’s the student who couldn’t follow the post-graduate courses at universities andcolleges under the pressure of money.
(Biết bao nhiêu sinh viên đã không thể theo học các trường ĐH và CĐ do thiếu tiền)
Many’s the promise that has been broken.(Biết bao nhiêu lời hứa đã bị phản bội)
ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH:THIS,THAT, THESE, THOSE VÀ TỪ HẠN ĐỊNH THIS, THAT
- This/these có thể chỉ những tình huống và kinh nghiệm đang diễn ra nhưng chỉ mới bắt đầu.
Ví dụ:
• I like this music. What is it? - Tôi thích loại nhạc này. Nhạc gì vậy?
• Watch this! - Hãy xem cái này!
• This is a police message. - Đây là lời nhắn của cảnh sát đấy.
- That/those chỉ kinh nghiệm mới kết thúc hoặc đã lùi xa trong quá khứ.
Ví dụ:
• That was nice. What was it? - Cái đó thật thú vị. Nó là cái gì vậy?
• Who said that? - Ai nói điều đó?
• Did you see that? - Anh có thấy cái đó không?
- That có thể chỉ điều gì đã kết thúc.
Ví dụ:
• Anything else? - Còn gì khác nữa không?
No, that’s all, thanks. - Không, tất cả chỉ thế thôi, cám ơn.
- Lưu ý: this morning/afternoon, this spring/summer/autumn có thể chỉ đến một thời gian đã qua (nếu người nói đang nói vào lúc cuối ngày/cuối mùa)
- Sự chấp nhận và bác bỏ:
+ This/these được dùng để chỉ sự chấp nhận hay niềm say mê.
+ That/those chỉ sự không ưa thích hay bác bỏ.
Ví dụ: Hãy so sánh:
• Now tell me about this new boyfriend of yours. - Bây giờ hãy cho tôi biết về cậu bạn trai mới của bạn đi.

• I don’t like that new boyfriend of yours. Tôi không thích cậu bạn trai mới của cậu.
- Qua điện thoại, người Anh thường dùng this để xác định chính người nói và that để hỏi về người nghe. Nhưng người Mỹ dùng this hỏi về người nghe.
Ví dụ:
• Hello! This is Mary. Is that Ruth? - Xin chào! Mary đây. Có phải đấy là Ruth không? (English)
• Who is this? - Ai đấy? (American)
- That/those nghĩa là "the one(s)": Trong lối văn trang trọng, that và those có thể có từ miêu tả đi theo với nghĩa "những điều/cái". Those who…có nghĩa "người mà…".
Ví dụ:
• A dog's intelligence is much greater than that of the cat. - Trí khôn của một con chó lớn hơn trí khôn của một con mèo.
• Those who can, do. Those who can’t, teach. Ai làm được, hãy làm. Ai không làm được, hãy dạy.
- This/that nghĩa là "so". Trong lối văn thân mật, this và that thường được dùng với tính từ và trạng từ theo cách tương tự như so.
Ví dụ:
• If it goes on raining this hard, we'll have to swim to work. - Nếu trời tiếp tục mưa to mãi như thế này, chúng ta phải bơi đi làm mất.
• If your boyfriend’s that clever, why isn’t he rich? - Nếu bạn trai của bạn thông minh như thế, tại sao cậu ta không giàu?
- Trong tiếng Anh chuẩn, chỉ có so mới được dùng trước một mệnh đề.
Ví dụ:
• It was so cold that I couldn’t feel my fingers. - Trời lạnh quá đến nỗi tôi tê hết tay.
- Not all that có thể dùng với nghĩa "không...lắm".
Ví dụ:
• How was the play? - Vở kịch ra sao?
Not all that good. - Không hay lắm.
- Các cách dùng khác:
+ Lưu ý cách dùng đặc biệt của this (không có nghĩa chỉ định) trong khi kể chuyện miệng.
Ví dụ:
• There was this traveling salesman, you see. And he wanted… - Bạn biết đấy có một người chào hàng. Và ông ta muốn…
+ That/those có thể hàm ý rằng một kinh nghiệm nào đó quen thuộc với mọi người. Cách dùng này rất thông dụng trong quảng cáo.
Ví dụ:
• I can’t stand that perfume of hers. - Tôi không chịu nổi mùi nước hoa của cô ấy.
CÁC MỨC ĐỘ SO SÁNH CỦA TÍNH TỪ & TRẠNG TỪ
- Các tính từ so sánh không theo quy tắc:
Tính từ Cấp so sánh hơn - kém Cấp so sánh bậc nhất Chú ý
good/well better best
bad/badly worse worst
many/much more most
little less least
far farther farthest (về khoảng cách)
- further furthest (về thời gian)
near nearer nearest (về khoảng cách)
- - next (về thứ tự)
late later latest (về thời gian)
- - last (về thứ tự)
old older oldest (về tuổi tác)
- elder eldest (về cấp bậc hơn)
- Đối với một số từ sau đây có thể coi là tính từ ngắn hoặc dài đều được, nhưng thường được dùng như tính từ dài: quiet, clever, narrow, shallow, simple, gentle, common, hollow, polite, handsome, wicked, pleasant, cruel, stupid, tired.
Ví dụ:
• This is the most quiet place in the region.
• I felt more tired because of noise.
- So sánh hơn có thể được nhấn mạnh thêm bằng cách cộng "much/far/a lot" hoặc giảm nhẹ bằng cách cộng thêm "a bit/a little/slightly" trước hình thức so sánh.
Ví dụ:
• A water melon is much sweeter than a a melon.
• His car is far better than yours.
• Henry’s watch is far more expensive than mine.
• That movie we saw last night was much more interesting than the one on TV.
• She dances much more artistically than her predecessor.
• He speaks English much more rapidly than he does Spanish.
• Let’s go by bus. It’s much/a lot/far cheaper.
• Don’t go by train. It’s a lot more expensive.
• This bag is slightly heavier than the other one.
• Lan’s watch is far more expensive than mine.
- Có thể dùng các cấu trúc sau đây với danh từ để so sánh: more of a, less of a, as much of a và enough of a.
Ví dụ:
• He is more of a sportman than his brother.
• It was as much of a success as I expected.
• He’s less of a fool than I thought.
• He’s enough of a man to tell the truth.
- Most khi được dùng với nghĩa là very thì không có the đứng trước và không ngụ ý so sánh.
Ví dụ:
• He is most generous.
• It is a most important problem.
• Thank you for the money.It was most generous of you.
- Những tính từ sau đây thường không có dạng so sánh. Những tính từ hoặc phó từ mang tính tuyệt đối này không được dùng so sánh bậc nhất, hạn chế dùng so sánh hơn kém, nếu buộc phải dùng thì bỏ more, như một số
+ perfect - hoàn hảo
+ unique - duy nhất
+ extreme - cực kỳ
+ supreme - tối cao
+ top - cao nhất
+ absolute - tuyệt đối
+ prime - căn bản
+ primary - chính
+ matchless - không có đối thủ
+ full - đầy, no
+ empty - trống rỗng
+ square - vuông
+ round - tròn
+ circular - tròn, vòng quanh
+ trianglular - có ba cạnh
+ wooden - bằng gỗ
+ yearly - hằng năm
+ daily - hằng ngày
+ monthly - hàng tháng
CÂU ĐIỀU KIỆN
1. Lược bỏ if:
- Có thể lược bỏ if trong câu điều kiện và phải dùng hình thức đảo ngữ.
Ví dụ:
• If somebody asks me, please tell them I will be back in an hour.
Should anyone ask me, please tell them I will be back in an hour.
• If it weren’t for his help, I would never succeed.
Were it not for his help, I would never succeed.
• If I had known he was afraid, I wouldn’t have done it.
Had I known he was afraid, I wouldn’t have done it.
2. Câu điều kiện kết hợp: loại 2 + loại 3
- Dùng để diễn tả một sự thay đổi ở tình huống hiện tại đã ảnh hưởng đến tình huống trong quá khứ.
If + Past Simple, S + would have + V(pp) + O hoặc S + would have + V(pp) + O + If + Past Simple
Ví dụ:
• If I weren’t so busy all the time, I would have come along.
• If he didn’t go on business today, he would have visited you.
3. Câu điều kiện kết hợp: loại 3 + loại 2
- Dùng để diễn tả một sự thay đổi ở tình huống trong quá khứ gây lên một tình huống khác biệt ở hiện tại
If + Past Perfect, S + [would + V, would be V-ing] + O hoặc S + would have + V(pp) + O + If + Past Simple
Ví dụ:
• If you had told me about the skiing trip, I would be there with you now.
• If I hadn’t stayed up late last night, I wouldn’t be so tired now.
• If I had worked harder at school I would be sitting in a comfortable office now. I wouldn’t be sweeping the street.
4. If you will/would thường được dùng trong các câu yêu cầu lịch sự, would là hình thức lịch sự hơn.
Ví dụ:
• If you will/would wait for a moment I’ll see if Mr. Jones is free.
• I would be grateful if you would make the arrangements for me.
5. If + would like/care có thể được dùng thay vì if + want/wish và có vẻ lịch sự hơn.
Ví dụ:
• If you would like to come, I’ll get a ticket for you.
• If you’d care to see the photographs, I’ll bring them round.
6. If + should có thể được dùng trong loại 1 để trình bày rằng hành động dù có thể rất khó được xảy ra; nó thường được nối với một mệnh để chỉ mệnh lệnh, được dùng chủ yếu trong các bản chỉ dẫn.
Ví dụ:
• If you should have any difficulty in getting spare parts, ring this number.
• If these biscuits should arrive in a damaged condition please inform the factory at once.
KHI NÀO DÙNG “WILL/WOULD” SAU “IF” ?
Will đứng sau if :
Thông thường chúng ta không dùng thì tương lai đơn với will sau if. Tuy nhiên, mặc dú rất ít khi được dùng đến, người ta có thể dùng hình thức này khi muốn nhấn mạnh đến ý " không phải bây giờ mà là sau này" . Hãy so sánh:
If it suits you, I will change the date of our meeting. nếu anh thấy thuận tiện thì tôi sẽ đổi ngày họp của chúng ta lại.
If it will suit you, I will change the date of our meeting. nếu anh thấy thuận tiện ( không phải bây giờ mà là sau này ) thì tôi sẽ đổi ngày họp của chúng ta lại.
Will và would đứng sau if :
- Muốn nhấn mạnh đến sự bằng lòng và không bằng lòng:
+ Khi yêu cầu người khác làm việc gì/ đáp ứng đề nghị giúp đỡ.
Ví dụ 1 :
Shall I hold the door open for you ? anh có muốn tôi để cửa mở cho anh không?
Yes, if you will/would. vâng, xin anh vui lòng.
Ví dụ 2 :
If you will/would/could wait a moment, I will fetch the money. anh vui lòng chờ một chút, tôi sẽ đi lấy tiền.
+ Khi nói về người nào khác:
If he will/would/could only try harder, I am sure he'd do well : nếu anh ta chỉ chĩu cố gằng hơn nữa, tôi chắc anh ta sẽ thành công.
+ Trong các hình thức lịch sự nhất trong các mạch văn trang trọng:
Ví dụ 1 :
I'd be grateful if you will/would let me know soon.: tôi sẽ lấy làm biết ơn nếu ông vui lòng cho tôi biết sớm.
Ví dụ 2 :
If you will/would follow me, I will show you the way. nếu anh chịu đi theo tôi thì tôi sẽ chỉ đường cho anh.
+ Trong những câu nói trực tiếp chỉ sự bằng lòng/ không bằng lòng.
Ví dụ 1:
If you will/would agree to pay us compensation, We will/would agree not to take the matter any further : nếu anh chịu bồi thường cho chúng tôi thì chúng tôi bằng lòng không đá động gì đến vấn đề đó nữa.
Ví dụ 2:
If you won't stop smoking, you can only expect to have a bad cough : nếu anh không chịu ngưng hút thuốc thì anh thì anh sẽ bị ho dữ lắm đấy.

CÁCH SỬ DỤNG “ANOTHER” & “OTHER”
Hai từ này thường gây nhầm lẫn.
Dùng với danh từ đếm được Dùng với danh từ không đếm được
• an + other + danh từ đếm được số ít = một cái nữa, một cái khác, một người nữa, một người khác (= one more).
another pencil = one more pencil
• the other + danh từ đếm được số ít = cái cuối cùng còn lại (của một bộ), người còn lại (của một nhóm), = last of the set.
the other pencil = the last pencil present Không dùng
• Other + danh từ đếm được số nhiều = mấy cái nữa, mấy cái khác, mấy người nữa, mấy người khác (= more of the set).
other pencils = some more pencils
• The other + danh từ đếm được số nhiều = những cái còn lại (của một bộ), những người còn lại (của một nhóm), = the rest of the set.
the other pencils = all remaining pencils • Other + danh từ không đếm được = một chút nữa (= more of the set).
other water = some more water
• The other + danh từ không đếm được = chỗ còn sót lại.
the other water = the remaining water
• Another và other là không xác định trong khi the other là xác định; nếu chủ ngữ là đã biết (được nhắc đến trước đó) thì ta có thể bỏ danh từ đi sau another hoặc other, chỉ cần dùng another hoặc other như một đại từ là đủ. Khi danh từ số nhiều bị lược bớt (trong cách nói tắt nêu trên) thì other trở thành others. Không bao giờ được dùng others + danh từ số nhiều:
I Don 't want this book. Please give me another.
(another = any other book - not specific)

I Don 't want this book. Please give me the other.
(the other = the other book, specific)

This chemical is poisonous. Others are poisonous too.
(others = the other chemicals, not specific)

I Don 't want these books. Please give me the others.
(the others = the other books, specific)
• Trong một số trường hợp người ta dùng one hoặc ones đằng sau another hoặc other thay cho danh từ:
I Don 't want this book. Please give me another one.
I don't want this book. Please give me the other one.
This chemical is poisonous. Other ones are poisonous too.
I don't want these books. Please give me the other ones.
• This hoặc that có thể dùng với one nhưng these và those không được dùng với ones, mặc dù cả 4 từ này đều có thể dùng thay cho danh từ (với vai trò là đại từ) khi không đi với one hoặc ones:
I don't want this book. I want that.
CÁCH SỬ DỤNG “NO” & “NONE”
None và No đều dùng được với cả danh từ số ít và số nhiều.
• Nếu sau None of the là một danh từ không đếm được thì động từ phải ở ngôi thứ 3 số ít. Nếu sau nó là một danh từ số nhiều thì động từ phải chia ở ngôi thứ 3 số nhiều.
None of the + non-count noun + singular verb
None of the + plural count noun + plural verb
None of the counterfeit money has been found.
None of the students have finished the exam yet.
• Nếu sau No là một danh từ đếm được số ít hoặc không đếm được thì động từ phải ở ngôi thứ 3 số ít. Nếu sau nó là một danh từ số nhiều thì động từ phải ở ngôi thứ 3 số nhiều
No + {singular noun / non-count noun} + singular verb
No + plural noun + plural verb
No example is relevant to this case.
No examples are relevant to this case.
CÁCH SỬ DỤNG CÂU TRÚC “EITHER … OR”(HOẶC … HOẶC) &
“NEITHER … NOR”(KHÔNG … MÀ CŨNG KHÔNG)
Điều cần lưu ý nhất khi sử dụng cấu trúc này là động từ phải chia theo danh từ đi sau or hoặc nor. Nếu danh từ đó là số ít thì động từ chia ở ngôi thứ 3 số ít và ngược lại. Nếu or hoặc nor xuất hiện một mình (không có either hoặc neither) thì cũng áp dụng quy tắc tương tự (như đã đề cập ở phần trên)

Neither John nor his friends are going to the beach today.
Either John or his friends are going to the beach today.
Neither the boys nor Carmen has seen this movie before.
Either John or Bill is going to the beach today.
Neither the director nor the secretary wants to leave yet.
“V_ING” LÀM CHỦ NGỮ
Khi V-ing dùng làm chủ ngữ thì động từ cũng phải chia ở ngôi thứ 3 số ít.
Knowing her has made him what he is.
Not studying has caused him many problems.
Washing with special cream is recommended for scalp infection.
Being cordial is one of his greatest assets.
Writing many letters makes her happy.
Người ta sẽ dùng V-ing khi muốn diễn đạt 1 hành động cụ thể xảy ra nhất thời nhưng khi muốn diễn đạt bản chất của sự vật, sự việc thì phải dùng danh từ

Dieting is very popular today.
Diet is for those who suffer from a cerain disease.
Động từ nguyên thể cũng có thể dùng làm chủ ngữ và động từ sau nó sẽ chia ở ngôi thứ 3 số ít. Nhưng người ta thường dùng chủ ngữ giả it để mở đầu câu.

To find the book is necessary for him = It is necessary for him to find the book.
CÁC DANH TỪ TẬP THỂ
Đó là các danh từ ở bảng sau dùng để chỉ 1 nhóm người hoặc 1 tổ chức nhưng trên thực tế chúng là những danh từ số ít, do vậy các đại từ và động từ theo sau chúng cũng ở ngôi thứ 3 số ít.
Congress
family
group
committee
class Organization
team
army
club
crowd Government
jury
majority*
minority
public
The committee has met, and it has rejected the proposal.
The family was elated by the news.
The crowd was wild with excitement
Congress has initiated a new plan to combat inflation.
The organization has lot many members this year.
Our team is going to win the game.
Tuy nhiên nếu các thành viên trong nhóm đang hoạt động riêng rẽ, động từ sẽ chia ở ngôi thứ 3 số nhiều:
Congress votes for the bill. (Quốc hội bỏ phiếu cho dự luật, gồm tất cả mọi người)
Congress are discussing about the bill. (Quốc hội đang tranh luận về dự luật, tức là một số tán thành, một số phản đối. Thi TOEFL không bắt lỗi này).
* Danh từ majority được dùng tuỳ theo thành phần sau nó để chia động từ
The majority + singular verb
The majority of the + plural noun + plural verb

The majority believes that we are in no danger.
The majority of the students believe him to be innocent.

• The police/the sheep/the fish + plural verb.
The sheep are breaking away
The police come only to see the dead bodies and a ruin in the bank
• A couple + singular verb
A couple is walking on the path
• The couple + plural verb
The couple are racing their horses through the meadow.
• Các cụm từ ở nhóm sau chỉ một nhóm động vật hoặc gia súc. Cho dù sau giới từ of là danh từ số nhiều thì động từ vẫn chia theo ngôi chủ ngữ chính – ngôi thứ 3 số ít: flock of birds/ sheep, school of fish, herd of cattle, pride of lions, pack of dogs
The flock of birds is circling overhead.
The herd of casttle is breaking away.
A school of fish is being attacked by sharks.
• Tất cả các danh từ tập thể chỉ thời gian, tiền bạc, số đo, ... khi được đề cập đến như một thể thống nhất thì đều được xem là một danh từ số ít. Do đó các động từ và đại từ theo sau chúng phải ở ngôi thứ 3 số ít.
Twenty-five dollars is too much for the meal.
Fifty minutes isn’t enough time to finish this test
Twenty dollars is all I can afford to pay for that radio.
Two miles is too much to run in one day.
He has contributed $50, and now he wants to contribute another fifty.
CÁCH SỬ DỤNG “THE NUMBER OF” & “A NUMBER OF”
A number of = “Một số những ...”, đi với danh từ số nhiều, động từ chia ở số nhiều.
A number of + plural noun + plural verb
A number of students are going to the class picnic (Một số sinh viên sẽ đi ...)
A number of applicants have already been interviewed.

The number of = “Số lượng những ...”, đi với danh từ số nhiều, động từ vẫn ở ngôi thứ 3 số ít.
The number of + plural noun + singular verb...
The number of days in a week is seven. (Số lượng ngày trong tuần là 7)
The number of residents who have been questioned on this matter is quite small.
CÁC DANH TỪ LUÔN Ở SỐ NHIỀU
Bảng sau là những danh từ bao giờ cũng ở hình thái số nhiều vì chúng bao gồm 2 thực thể nên các đại từ và động từ đi cùng với chúng cũng phải ở số nhiều.
scissors
shorts
pants jeans
tongs
trousers eyeglasses
pliers
tweezers
Nếu muốn chúng thành ngôi số ít phải dùng a pair of...
The pants are in the drawer.
A pair of pants is in the drawer.
These scissors are dull. (Cái kéo này cùn. Chú ý chỉ có 1 cái kéo nhưng cũng dùng với these)
Lưu ý:
• Các cấu trúc: there is certain/ sure/ likely/ bound to be = chắc chắn là sẽ có
There is sure to be trouble when she gets his letter. (Chắc chắn là sẽ có rắc rối khi cô ấy nhận được thư anh ta)
Do you think there is likely to be snow. (Anh cho rằng chắc chắn sẽ có tuyết chứ)
• Trong dạng tiếng Anh quy chuẩn hoặc văn chương một số các động từ khác ngoài to be cũng được sử dụng với there:
Động từ trạng thái: stand/ lie/ remain/ exist/ live
Động từ chỉ sự đến: enter/ go/ come/ follow/ develop

In a small town in Germany there once lived a poor shoemaker. (Tại một thị trấn nhỏ ở Đức có một ông thợ giày nghèo sống ở đó)
There remains nothing more to be done . (Chả còn có gì nữa mà làm)
Suddenly there entered a strange figure dressed all in black. (Bỗng có một hình bóng kì lạ mặc toàn đồ đen đi vào)
There followed an uncomfortable silence. (Sau đó là một sự im lặng đến khó chịu)
• There + subject pronoun + go/ come/ be: kìa/ thế là/ rồi thì
There he comes (Anh ta đã đến rồi kia kìa)
There you are, I have been waiting for you for over an hour. (Anh đây rồi, tôi đang chờ anh đến hơn một tiếng rồi đấy)
5.4 Reflexive pronoun (Đại từ phản thân)
myself
yourself
himself
herself
itself ourselves
yourselves

themselves
• Dùng để diễn đạt chủ ngữ vừa là tác nhân gây ra hành động, vừa là tác nhân nhận tác động của hành động đó. Nó đứng ngay đằng sau động từ hoặc giới từ for, to ở cuối câu.
Jill bought himself a new car.
Chú ý: “Jill bought him a new car” thì câu có nghĩa khác: “him” = another person.
I washed myself
He sent the letter to himself.
She served herself in the cafeteria.
We hurt ourselves playing football
John and Mary hurt themselves in a car accident.
You can see the difference for yourselves.
• Dùng để nhấn mạnh việc chủ ngữ tự làm lấy việc gì, trong trường hợp này nó đứng ngay sau chủ ngữ hoặc sau từ by.
I myself believe that there is no God.
She prepared the nine-course meal by herself.
John washed the dishes by himself.
The students themselves decorated the room.
Chú ý: ở dạng số nhiều self biến thành selves
TÂN NGỮ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1. Động từ dùng làm tân ngữ
Không phải bất cứ động từ nào trong tiếng Anh cũng đều đòi hỏi tân ngữ đứng sau nó là một danh từ. Một số các động từ lại đòi hỏi tân ngữ sau nó phải là một động từ khác. Động từ dùng làm tân ngữ được chia làm hai loại:
a/ Loại 1: Động từ nguyên thể làm tân ngữ (to + verb)
• Bảng dưới đây là những động từ đòi hỏi tân ngữ sau nó là một động từ nguyên thể khác.
agree
attempt
claim
decide
demand desire
expect
fail
forget
hesitate hope
intend
learn
need
offer plan
prepare
pretend
refuse
seem strive
tend
want
wish
John expects to begin studying law next semester.
Mary learned to swim when she was very young.
The committee decided to postpone the meeting.
The president will attempt to reduce inflation rate.
• Trong câu phủ định, thêm not vào trước động từ làm tân ngữ:
John decided not to buy the car.
b/ Loại 2: Động từ Verb-ing dùng làm tân ngữ
• Bảng dưới đây là những động từ đòi hỏi tân ngữ theo sau nó phải là một Verb-ing
admit
appreciate
avoid
can't help
delay
deny
resist enjoy
finish
miss
postpone
practice
quit
resume suggest
consider
mind
recall
risk
repeat
resent
John admitted stealing the jewels.
We enjoyed seeing them again after so many years.
You shouldn’t risk entering that building in its present condition.
He was considering buying a new car until the prices went up.
The Coast Guard has reported seeing another ship in the Florida Straits.
• Trong câu phủ định, thêm not vào trước Verb-ing.
John regretted not buying the car.
• Lưu ý rằng trong bảng này có mẫu động từ can't help doing/ but do smt có nghĩa ‘không thể đừng được phải làm gì’
With such good oranges, we can't help buying two kilos at a time.
c/ Bảng dưới đây là những động từ mà tân ngữ sau nó có thể là một động từ nguyên thể hoặc một verb-ing mà ngữ nghĩa không thay đổi.
begin
can't stand continue
dread hate
like love
prefer start
try
He started to study after dinner = he started studying after dinner.

Lưu ý rằng trong bảng này có một động từ can't stand to do/doing smt: không thể chịu đựng được khi phải làm gì.
He can't stand to wait (waiting) such a long time.
e/ Bốn động từ đặc biệt
Đó là những động từ mà ngữ nghĩa của chúng sẽ đổi khác hoàn toàn khi tân ngữ sau nó là một động từ nguyên thể hoặc verb-ing.
1a) Stop to do smt: dừng lại để làm gì
He stoped to smoke = Anh ta dừng lại để hút thuốc.
1b) Stop doing smt: dừng làm việc gì
He stoped smoking = Anh ta đã bỏ thuốc.
2a) Remember to do smt: Nhớ sẽ phải làm gì
Remember to send this letter. = Hãy nhớ gửi bức thư này nhé.
2b) Remember doing smt: Nhớ là đã làm gì
I remember locking the door before leaving, but now I can't find the key.
Đặc biệt nó thường được dùng với mẫu câu: S + still remember + V-ing : Vẫn còn nhớ là đã...
I still remember buying the first motorbike
3a) Forget to do smt: quên sẽ phải làm gì
I forgot to pickup my child after school = Tôi quên không đón con.
3b) Forget doing smt: (quên là đã làm gì). Đặc biệt nó thường được dùng với mẫu câu S + will never forget + V-ing: sẽ không bao giờ quên được là đã ...
She will never forget meeting the Queen = Cô ấy không bao giờ quên lần gặp Nữ hoàng
4a) Regret to do smt: Lấy làm tiếc vì phải làm gì (thường dùng khi báo tin xấu)
We regret to inform the passengers that the flight for Washington DC was canceled because of the bad weather.
4b) Regret doing smt: Lấy làm tiếc vì đã làm gì
He regrets leaving school early. It's the biggest mistake in his life.
2. Động từ đứng sau giới từ
Tất cả các động từ đứng ngay sau giới từ đều phải ở dạng V-ing.
a/ Verb + preposition + verb-ing
Sau đây là bảng các động từ có giới từ theo sau, vì vậy các động từ khác đi sau động từ này phải dùng ở dạng verb-ing.
Verb + prepositions + V-ing
approve of
be better of
count on
depend on give up
insist on
keep on
put off rely on
succeed in
think about
think of worry abount
object to
look forward to
confess to
John gave up smoking because of his doctor’s advice.
He insisted on taking the bus instead of the plane.
Hery is thinking of going to France next year.
Fred confessed to stealing the jewels
Chú ý rằng ở 3 động từ cuối cùng trong bảng trên, có giới từ to đi sau động từ. Đó là giới từ chứ không phải là to trong động từ nguyên thể (to do st), nên theo sau nó phải là một verb-ing chứ không phải là một verb nguyên thể.
We are not looking forward to going back to school.
Jill objected to receiving the new position.
He confessed to causing the fire.
b/ Adjective + preposition + verb-ing:
Adjective + prepositions + V-ing
accustomed to
afraid of intent on
interested in capable of
fond of successful in
tired of
Mitch is afraid of getting married now.
We are accustomed to sleeping late on weekends.
I am fond of dancing.
We are interested in seeing this film.
c/ Noun + preposition + verb-ing:
Noun + prepositions + V-ing
choice of
excuse for intention of
method for possibility of
reason for (method of)
There is no reason for leaving this early.
George has no excuse for droping out of school.
There is a possibility of acquiring this property at a good price.
He has developed a method for evaluating this problem.
d/ Các trường hợp khác:
Trong các trường hợp khác, động từ đi sau giới từ cũng phải ở dạng verb-ing.
After leaving the party, he drove home.
He should have stayed in New York instead of moving to Maine.
3. Động từ đi sau tính từ:
Nói chung, nếu động từ đi ngay sau tính từ (không có giới từ) thì được dùng ở dạng nguyên thể. Những tính từ đó bao gồm.
anxious
boring
dangerous
hard eager
easy
good
strange pleased
prepared
ready
able usual
common
difficult
It is dangerous to drive in this weather.
Mike is anxious to see his family.
We are ready to leave now.
It is difficult to pass this test.
Chú ý: able và capable có nghĩa như nhau nhưng cách dùng khác nhau:
(able/ unable) to do smt = (capable/ incapable) of doing smt.
4. Đại từ đứng trước động từ nguyên thể hoặc V-ing trong tân ngữ
a/ Trường hợp tân ngữ là động từ nguyên thể
Trong trường hợp tân ngữ là động từ nguyên thể (loại 1) thì bất cứ danh từ hay đại từ nào trực tiếp đứng trước nó cũng phải ở dạng tân ngữ (complement form).
Joe asked her to call him.
S + V + {pronoun/ noun in complement form} + [to + verb] ...
Sau đây là một số động từ đòi hỏi tân ngữ là một động từ nguyên thể có đại từ làm tân ngữ gián tiếp.
allow
ask
beg convince
expect
instruct invite
order
permit persuade
prepare
promise remind
urge
want
We ordered him to appear in court.
I urge you to reconsider your decision.
They were trying to persuade him to change his mind.
The teacher permitted them to turn their assignments in late.
You should prepare your son to take this examination.
b/ Trường hợp tân ngữ là V-ing
Trong trường hợp tân ngữ là một V- ing thì đại từ/danh từ phải ở dạng sở hữu.
Subject + verb + {pronoun/ noun}(possessive form) + verb-ing...
We understand your not being able to stay longer.
We object to their calling at this hour.
He regrets her leaving.
We are looking forward to their coming next year.
We don’t approve of John’s buying this house.
We resent the teacher’s not announcing the test sooner.
Về Đầu Trang Go down
https://tailieutienganh.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 286
Join date : 15/02/2012

ngữ pháp tiếng anh phần 1 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ngữ pháp tiếng anh phần 1   ngữ pháp tiếng anh phần 1 EmptyMon Jun 18, 2012 5:42 pm

MỘT SỐ ĐỘNG TỪ ĐẶC BIỆT(NEED, DARE, TO BE, GET)
1. Need
a/ Need dùng như một động từ thường:
a) Động từ đi sau need chỉ ở dạng nguyên thể khi chủ ngữ là một vật thể sống:
My friend needs to learn Spanish.
He will need to drive alone tonight.
John needs to paint his house.
b) Động từ đi sau need phải ở dạng verb-ing hoặc dạng bị động nếu chủ ngữ không phải là vật thể sống.
The grass needs cutting OR The grass needs to be cut.
The telivision needs repairing OR The TV needs to be repaired.
Your thesis needs rewriting OR Your thesis needs to be rewritten.
Chú ý:
need + noun = to be in need of + noun
Jill is in need of money. = Jill needs money.
The roof is in need of repair. = The roof needs repairing.
Want và Require cũng đôi khi được dùng theo mẫu câu này nhưng không phổ biến:
Your hair wants cutting
All cars require servicing regularly
b/ Need dùng như một trợ động từ
Chỉ dùng ở thể nghi vấn hoặc phủ định thời hiện tại. Ngôi thứ ba số ít không có "s" tận cùng. Không dùng với trợ động từ to do. Sau need (trợ động từ) là một động từ bỏ to:
We needn't reserve seats - there will be plenty of rooms.
Need I fill out the form?
• Thường dùng sau các từ như if/ whether/ only/ scarcely/ hardly/ no one
I wonder if I need fill out the form.
This is the only form you need fill out.
• Needn 't + have + P2 : Lẽ ra không cần phải
You needn't have come so early - only waste your time.
• Needn't = không cần phải; trong khi mustn't = không được phép.
You needn’t apply for a visa to visit France if you hold a EU passport, but if you are not an EU citizen, you mustn’t unless you have a visa.
2. Dare (dám)
a/ Dùng như một nội động từ
Không dùng ở thể khẳng định, chỉ dùng ở thể nghi vấn và phủ định.
Did they dare (to) do such a thing? = Dared they do such a thing? (Họ dám làm như vậy sao?)
He didn't dare (to) say anything = He dared not say anything. (Anh ta không dám nói gì.)
• Dare không được dùng ở thể khẳng định ngoại trừ thành ngữ I dare say/ I daresay với 2 nghĩa sau:
Tôi cho rằng: I dare say there is a restaurant at the end of the train.
Tôi thừa nhận là: I daresay you are right.
• How dare/ dared + S + Verb in simple form: Sao ... dám (tỏ sự giận giữ)
How dared you open my letter: Sao mày dám mở thư của tao.
b/ Dùng như một ngoại động từ
Mang nghĩa “thách thức”: Dare sb to do smt = Thách ai làm gì
They dare the boy to swim across the river in such a cold weather.
I dare you to touch my toes = Tao thách mày dám động đến một sợi lông của tao.
3. Cách sử dụng “to be” trong một số trường hợp
• To be of + noun = to have: có (dùng để chỉ tính chất hoặc tình cảm)
Mary is of a gentle nature = Mary có một bản chất tử tế.
• To be of + noun: Nhấn mạnh cho danh từ đứng đằng sau
The newly-opened restaurant is of (ở ngay) the Leceister Square.
• To be + to + verb: là dạng cấu tạo đặc biệt, sử dụng trong trường hợp:
- Để truyền đạt các mệnh lệnh hoặc các chỉ dẫn từ ngôi thứ nhất qua ngôi thứ hai đến ngôi thứ ba.
No one is to leave this building without the permission of the police.
- Dùng với mệnh đề if khi mệnh đề chính diễn đạt một câu điều kiện: Một điều phải xảy ra trước nếu muốn một điều khác xảy ra. (Nếu muốn... thì phải..)
If we are to get there by lunch time we had better hurry.
Something must be done quickly if the endangered birds are to be saved.
He knew he would have to work hard if he was to pass his exam
- Được dùng để thông báo những yêu cầu xin chỉ dẫn:
He asked the air traffic control where he was to land.
- Được dùng khá phổ biến để truyền đạt một dự định, một sự sắp đặt, đặc biệt khi nó là chính thức.
She is to get married next month.
The expedition is to start in a week.
We are to get a ten percent wage rise in June.
- Cấu trúc này thông dụng trên báo chí, khi là tựa đề báo thì to be được bỏ đi.
The Primer Minister (is) to make a statement tomorrow.
• were + S + to + verb = if + S + were + to + verb = thế nếu (một giả thuyết)
Were I to tell you that he passed his exams, would you believe me.
• was/ were + to + verb: Để diễn đạt ý tưởng về một số mệnh đã định sẵn
They said goodbye without knowing that they were never to meet again.
Since 1840, American Presidents elected in years ending in zero were to be died (have been destined to die) in office.
• to be about to + verb = near future (sắp sửa)
They are about to leave.
• Be + adj ... (mở đầu cho một ngữ) = tỏ ra...
Be careless in a national park where there are bears around and the result are likely to be tragical indeed.
• Be + subject + noun/ noun phrase/ adjective = cho dù là ...
Societies have found various methods to support and train their artists, be it the Renaissance system of royal support of the sculptors and painters of the period or the Japanese tradition of passing artistic knowledge from father to son. (Ở các xã hội đều tìm thấy một số phương pháp hỗ trợ và đào tạo các nghệ sỹ, cho dù là hệ thống hỗ trợ các nhà điêu khắc và hoạ sỹ của các hoàng gia thời kỳ Phục hưng hay phương pháp truyền thụ hiểu biết nghệ thuật từ cha sang con theo truyền thống Nhật Bản)
To have technique is to possess the physical expertise to perform whatever steps a given work may contain, be they simple or complex. (Có được kỹ thuật là sẽ có được sự điêu luyện để thực hiện bất kỳ thao tác nào mà một công việc đòi hỏi, cho dù là chúng đơn giản hay phức tạp)
4. Cách sử dụng to get trong một số trường hợp:
a/ To get + P2
get + washed/ dressed/ prepared/ lost/ drowned/ engaged/ married/ divorced.
Chỉ việc chủ ngữ tự làm lấy một việc gì hoặc tình huống mà chủ ngữ đang gặp phải.
You will have 5 minutes to get dressed.(Em có 5 phút để mặc quần áo)
He got lost in old Market Street yesterday. (tình huống bị lạc đường)
Tuyệt nhiên không được lẫn trường hợp này với dạng bị động.
b/ Get + V-ing = Start + V-ing: Bắt đầu làm gì
We'd better get moving, it's late.
c/ Get sb/smt +V-ing: Làm cho ai/ cái gì bắt đầu.
Please get him talking about the main task. (Làm ơn bảo anh ta hãy bắt đầu đi vào vấn đề chính)
When we get the heater running, the whole car will start to warm up. (Khi chúng ta cho máy sưởi bắt đầu chạy..)
d/ Get + to + verb
- Tìm được cách.
We could get to enter the stadium without tickets.(Chúng tôi đã tìm được cách lọt vào...)
- Có cơ may
When do I get to have a promotion? (Khi nào tôi có cơ may được tăng lương đây?)
- Được phép
At last we got to meet the general director. (Cuối cùng thì rồi chúng tôi cũng được phép gặp tổng đạo diễn)
e/ Get + to + Verb (về hành động) = Come + to + Verb (về nhận thức) = Gradually = dần dần
We will get to speak English more easily as time goes by.
He comes to understand that learning English is not much difficult.
LỐI NÓI PHỤ HỌA
1. Phụ hoạ câu khẳng định
Khi muốn nói một người hoặc vật nào đó làm một việc gì đó và một người, vật khác cũng làm một việc như vậy, người ta dùng so hoặc too. Để tránh phải lặp lại các từ của câu trước (mệnh đề chính), người ta dùng liên từ and và thêm một câu đơn giản (mệnh đề phụ) có sử dụng so hoặc too. Ý nghĩa của hai từ này có nghĩa là “cũng thế”.
John went to the mountains on his vacation, and we did too.
John went to the mountains on his vacation, and so did we.
I will be in VN in May, and they will too.
I will be in VN in May, and so will they.
He has seen her play, and the girls have too.
He has seen her play, and so have the girls.
We are going to the movie tonight, and he is too.
We are going to the movie tonight, and so is he.
She will wear a custome to the party, and we will too.
She will wear a custome to the party, and so will we.
Picaso was a famous painter, and Rubens was too.
Picaso was a famous painter, and so was Rubens.
Tuỳ theo từ nào được dùng mà cấu trúc câu có sự thay đổi:
1. Khi trong mệnh đề chính có động từ be ở bất cứ thời nào thì trong mệnh đề phụ cũng dùng từ be ở thời đó.

I am happy, and you are too.
I am happy, and so are you.
2. Khi trong mệnh đề chính có một cụm trợ động từ + động từ, ví dụ will go, should do, has done, have written, must consider, ... thì các trợ động từ trong mệnh đề đó được dùng lại trong mệnh đề phụ.

They will work in the lab tomorrow, and you will too.
They will work in the lab tomorrow, and so will you.
3. Khi trong mệnh đề chính không phải là động từ be, cũng không có trợ động từ, bạn phải dùng các từ do, does, did làm trợ động từ thay thế. Thời và thể của trợ động từ này phải chia theo chủ ngữ của mệnh đề phụ.

Jane goes to that school, and my sister does too.
Jane goes to that school, and so does my sister.
2. Phụ hoạ câu phủ định
Cũng giống như too và so trong câu khẳng định, để phụ hoạ một câu phủ định, người ta dùng either hoặc neither. Hai từ này có nghĩa “cũng không”. Ba quy tắc đối với trợ động từ, động từ be hoặc do, does, did cũng được áp dụng giống như trên. Ta cũng có thể gói gọn 3 quy tắc đó vào một công thức như sau:

I didn't see Mary this morning, and John didn't either
I didn't see Mary this morning, and neither did John.
She won’t be going to the conference, and her friends won’t either.
She won’t be going to the conference, and neither will her friends.
John hasn’t seen the new movie yet, and I haven’t either.
John hasn’t seen the new movie yet, and neither have I.
CÂU PHỦ ĐỊNH
1. Some/any:
Đặt any đằng trước danh từ làm vị ngữ sẽ nhấn mạnh câu phủ định. Cũng có thể nhấn mạnh một câu phủ định bằng cách dùng no + danh từ hoặc a single + danh từ số ít.
John has some money => John doesn’t have any money.
He sold some magazines yesterday => He didn't sell a single magazine yesterday.
= He sold no magazine yesterday.
2. Một số các câu hỏi ở dạng phủ định lại mang ý nghĩa khác (không dùng dấu ?):
- Nhấn mạnh cho sự khẳng định của người nói.
Shouldn 't you put on your hat, too! : Thế thì anh cũng đội luôn mũ vào đi.
Didn't you say that you would come to the party tonight: Thế anh đã chẳng nói là anh đi dự tiệc tối nay hay sao.
- Dùng để tán dương
Wasn 't the weather wonderful yesterday: Thời tiết hôm qua đẹp tuyệt vời.
Wouldn't it be nice if we didn't have to work on Friday.
Thật là tuyệt vời khi chúng ta không phải làm việc ngày thứ 6.
3. Hai lần phủ định
Negative + Negative = Positive (Mang ý nghĩa nhấn mạnh)
It's unbelieveable he is not rich. (Chẳng ai có thể tin được là anh ta lại không giàu có.)
4. Phủ định kết hợp với so sánh
Negative + comparative (more/ less) = superlative (Mang nghĩa so sánh tuyệt đối)
I couldn't agree with you less = I absolutely agree with you.
You couldn't have gone to the beach on a better day = It's the best day to go to the beach.
Nhưng phải hết sức cẩn thận vì :
He couldn't have been more unfriendly when I met him first. = the most unfriendly
The surgery couldn't have been more unnecessary. = absolutely unnecessary
5. Cấu trúc phủ định song song
Negative... even/still less/much less + noun/ verb in simple form: không ... mà lại càng không.
These students don't like reading novel, much less textbook.
Những sinh viên này chẳng thích đọc tiểu thuyết, chứ chưa nói đến sách giáo khoa.
It's unbelieveable how he could have survived such a freefall, much less live to tell about it on television.
Thật không thể tin được anh ta lại có thể sống sót sau cú rơi tự do đó, chứ đừng nói đến chuyện lên TV kể về nó.
6. Phủ định không dùng thể phủ định của động từ
Một số các phó từ trong tiếng Anh mang nghĩa phủ định (negative adverb), khi đã dùng nó thì trong câu không dùng cấu tạo phủ định của động từ nữa:
Hardly, barely, scarcely = almost nothing/ almost not at all = hầu như không.
Hardly ever, seldom, rarely = almost never = hầu như không bao giờ.
subject + negative adverb + positive verb

subject + to be + negative adverb
John rarely comes to class on time. (John chẳng mấy khi đến lớp đúng giờ)
Tom hardly studied lastnight. (Tôm chẳng học gì tối qua)
She scarcely remembers the accident. (Cô ấy khó mà nhớ được vụ tai nạn)
We seldom see photos of these animals. (Chúng tôi hiếm khi thấy ảnh của những động vật này)
*Lưu ý rằng các phó từ này không mang nghĩa phủ định hoàn toàn mà mang nghĩa gần như phủ định. Đặc biệt là những từ như barely và scarcely khi đi với những từ như enough và only hoặc những thành ngữ chỉ sự chính xác.
- Do you have enough money for the tution fee?
- Only barely. Vừa đủ.
7. Thể phủ định của một số động từ đặc biệt
Đối với những động từ như to think, to believe, to suppose, to imagine + that + sentense. Khi chuyển sang câu phủ định, phải cấu tạo phủ định ở các động từ đó, không được cấu tạo phủ định ở mệnh đề thứ hai.
I don't think you came to class yesterday. (Không dùng: I think you didn't come to class yesterday)
I don't believe she stays at home now.
8. No matter
No matter + who/what/which/where/when/how + Subject + verb in present: Dù có... đi chăng nữa... thì
No matter who telephones, say I’m out.
Cho dù là ai gọi đến thì hãy bảo là tôi đi vắng.
No matter where you go, you will find Coca-Cola.
Cho dù anh có đi đến đâu, anh cũng sẽ thấy nhãn hiệu Coca-Cola
No matter who = whoever; No matter what = whatever
No matter what (whatever) you say, I won’t believe you.
Cho dù anh có nói gì đi chăng nữa, tôi cũng không tin anh.
Các cấu trúc này có thể đứng cuối câu mà không cần có mệnh đề theo sau:
I will always love you, no matter what.
9. Cách dùng Not ... at all; at all
Not ... at all: Chẳng chút nào. Chúng thường đứng cuối câu phủ định
I didn’t understand anything at all.
She was hardly frightened at all
At all còn được dùng trong câu hỏi, đặc biệt với những từ như if/ever/any...
Do you play poker at all? (Anh có chơi bài poker được chứ?)
CÁCH DÙNG “IF” TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC
• If... then: Nếu... thì
If she can’t come to us, then we will have to go and see her.
• If dùng trong dạng câu suy diễn logic (không phải câu điều kiện): Động từ ở các mệnh đề diễn biến bình thường theo thời gian của chính nó.
If you want to learn a musical instrument, you have to practice.
If you did not do much maths at school, you will find economics difficult to understand.
If that was Marry, why didn’t she stop and say hello.
• If... should = If... happen to... = If... should happen to... diễn đạt sự không chắc chắn (Xem thêm phần sử dụng should ở trên)
If you should happen to pass a supermarket, perhaps you could get some eggs.
(Ngộ nhỡ mà anh có tình cờ ghé qua chợ có lẽ mua cho em ít trứng)
• If.. was/were to... Diễn đạt điều kiện không có thật hoặc tưởng tượng. Nó gần giống câu điều kiện không có thật ở hiện tại.
If our boss was/were to come in now (= if the boss came in now), we would be in real trouble.
What would we do if I was/were to lose my job.
Hoặc có thể diễn đạt một ý lịch sự khi đưa ra đề nghị
If you were to move your chair a bit, we could all sit down.
(Nếu anh vui lòng dịch ghế của anh ra một chút thì chúng ta có thể cùng ngồi được)
Note: Cấu trúc này tuyệt đối không được dùng với các động từ tĩnh tại hoặc chỉ trạng thái tư duy
Correct: If I knew her name, I would tell you.
Incorrect: If I was/were to know...
• If it + to be + not + for: Nếu không vì, nếu không nhờ vào.
Thời hiện tại:
If it wasn’t/weren’t for the children, that couple wouldn’t have any thing to talk about.
(Nếu không vì những đứa con thì vợ chồng nhà ấy chả có chuyện gì mà nói)
Thời quá khứ:
If it hadn’t been for your help, I don’t know what to do.
(Nếu không nhờ vào sự giúp đỡ của anh thì tôi cũng không biết phải làm gì đây).
Có thể đảo lại:
Had it not been for your help, I don’t know what to to.
• Not đôi khi được thêm vào những động từ sau if để bày tỏ sự nghi ngờ, không chắc chắn. (Có nên ... Hay không ...)
I wonder if we shouldn’t ask the doctor to look at Mary.
• It would... if + subject + would... (sẽ là... nếu – không được dùng trong văn viết)
It would be better if they would tell every body in advance.
(Sẽ là tốt hơn nếu họ kể cho mọi người từ trước)

How would we feel if this would happen to our family.
(Ta sẽ cảm thấy thế nào nếu điều này xảy ra đối với gia đình chúng ta.)
• If...’d have...’d have: Dùng trong văn nói, không dùng trong văn viết, diễn đạt điều kiện không thể xảy ra ở quá khứ
If I’d have known, I’d have told you.
If she’d have recognized him it would have been funny.
• If + preposition + noun/verb... (subject + be bị lược bỏ)
If in doubt, ask for help. (= If you are in doubt, ...)
If about to go on a long journey, try to have a good nights sleep. (= If you are about to go on... )
• If dùng với một số từ như any/anything/ever/not để diễn đạt phủ định
There is little if any good evidence for flying saucers.
(There is little evidence, if there is any at all, for flying saucers)
(Có rất ít bằng chứng về đĩa bay, nếu quả là có thực)
I’m not angry. If anything, I feel a little surprised.
(Tôi không giận dữ đâu. Mà có chăng tôi cảm thấy hơi ngạc nhiên)
Cách nói này còn diễn đạt ý kiến ướm thử: Nếu có...
I’d say he was more like a father, if anything
(Tôi xin nói rằng ông ấy còn hơn cả một người cha, nếu có thể nói thế.)
He seldom if ever travel abroad.
(Anh ta chả mấy khi đi ra nước ngoài)
Usually, if not always, we write “cannot” as one word
(Thông thường, nhưng không phải là luôn luôn... )
• If + Adjective = although (cho dù là)
Nghĩa không mạnh bằng although - Dùng để diễn đạt quan điểm riêng hoặc vấn đề gì đó không quan trọng.
His style, if simple, is pleasant to read.
(Văn phong của ông ta, cho dù là đơn giản, thì đọc cũng thú)
The profits, if little lower than last year’s, are still extremely wealthy
(Lợi nhuận, cho dù là có thấp hơn năm qua một chút, thì vẫn là rất lớn.)
Cấu trúc này có thể thay bằng may..., but
His style may be simple, but it is pleasant to read.
CÁCH SỬ DỤNG “HOPE” & “WISH”
Hai động từ này tuy cùng nghĩa nhưng khác nhau về cách sử dụng và ngữ pháp. Hope dùng để diễn đạt một hành động hoặc tình huống có thể sẽ xảy ra hoặc có thể đã xảy ra, còn wish dùng để diễn đạt một điều chắc chắn sẽ không xảy ra hoặc chắc chắn đã không xảy ra. Thời của mệnh đề sau hope (hi vọng rằng) có thể là bất kỳ thời nào. Thời của mệnh đề sau wish bắt buộc không được ở thời hiện tại.
We hope that they will come. (We don’t know if they are coming or not)
We wish that they could come. (We know they can’t come)

We hope that he came there yesterday. (We don’t know if he came there or not.)
We wish t13.5.1 Wish ở tương lai:

That là tuỳ chọn (có hoặc không có). Hai chủ ngữ (S) có thể giống nhau hoặc khác nhau.
We wish that you could come to the party tonight. (We known you can't come)
13.5.2 Wish ở hiện tại
S + wish + (that) + S + simple past tense ...
Động từ ở mệnh đề sau wish sẽ chia ở Simple past, to be phải chia là were ở tất cả các ngôi.
I wish that I had enough time to finish my homework.
13.5.3 Wish ở quá khứ

Động từ ở mệnh đề wish sẽ chia ở Past perfect hoặc could have + P2.
I wish that I had washed the clothes yesterday.
She wishes that she could have been there.
Lưu ý 1: Động từ ở mệnh đề sau wish bắt buộc phải ở dạng điều kiện không thể thực hiện được nhưng điều kiện ấy ở thời nào lại phụ thuộc vào chính thời gian của bản thân mệnh đề chứ không phụ thuộc vào thời của wish.
She wishes that she could have gone earlier yesterday.(Past)
He wished that he would come to visit me next week.(Future)
The photographer wished we stood clother than we are standing now. (Present).
Lưu ý 2: Cần phân biệt wish (ước gì/ mong gì) với wish mang nghĩa "chúc" trong mẫu câu: to wish sb smt
I wish you a happy birthday.
Lưu ý 3: và phân biệt với wish mang nghĩa "muốn":
wish to do smt (Muốn làm gì)
Why do you wish to see the manager
I wish to make a complaint.
To wish smb to do smt (Muốn ai làm gì)
The government does not wish Dr.Jekyll Hyde to accept a professorship at a foreign university.
hat he had come there yesterday. (He didn’t come)
CÁCH SỬ DỤNG “AS IF, AS THOUGH” (CỨ NHƯ LÀ, NHƯ THỂ LÀ)
Mệnh đề đằng sau hai thành ngữ này luôn ở dạng điều kiện không thể thực hiện được. Có hai trường hợp:
13.6.1 Ở thời hiện tại:
Nếu động từ ở mệnh đề trước chia ở thời hiện tại đơn giản thì động từ ở mệnh đề sau chia ở quá khứ đơn giản. To be phải chia là were ở tất cả các ngôi.

The old lady dresses as if it were winter even in the summer. (Bà cụ ăn mặc cứ như bây giờ là mùa đông)
(It is not winter now)
He acts as though he were rich. (Anh ta cứ làm như thể là anh ta giàu có lắm)
(He is not rich infact)
He talks as if he knew everything in the world.
13.6.2 Thời quá khứ:
Nếu động từ ở mệnh đề trước chia ở quá khứ đơn giản thì động từ ở mệnh đề sau chia ở quá khứ hoàn thành.

Jeff looked as though he had seen a ghost. (Trông Jeff như thể anh ta vừa gặp ma)
(He didn't see a ghost)
She talked about the contest as if she had won the grand prize.
Lưu ý: Mệnh đề sau as if, as though không phải lúc nào cũng tuân theo qui luật trên. Trong một số trường hợp, nếu điều kiện trong câu là có thật hoặc theo quan niệm của người nói, người viết là có thật thì hai công thức trên không được sử dụng. Động từ ở mệnh đề sau chúng diễn biến bình thường theo mối quan hệ với động từ ở mệnh đề chính.
He looks as if he has finished the test.
CÁCH SỬ DỤNG “WOULD RATHER”
would rather .... than cũng có nghĩa giống như prefer .... to (thích hơn) nhưng ngữ pháp lại không giống. Đằng sau would rather bắt buộc phải là một động từ nguyên thể không có to nhưng sau prefer là một V-ing hoặc một danh từ. Khi so sánh hai vế, would rather dùng với than còn prefer dùng với to.
We would rather die in freedom than live in slavery.
I would rather drink Coca than Pepsi.
I prefer drinking Coca to drinking Pepsi.
I prefer Coca to Pepsi.
Cách sử dụng would rather phụ thuộc vào số lượng chủ ngữ của câu cũng như thời của câu.
13.8.1 Loại câu có một chủ ngữ
Loại câu này dùng would rather ... (than) là loại câu diễn tả sự mong muốn hay ước muốn của một người và chia làm 2 thời:
13.8.1.1 Thời hiện tại:
Sau would rather là nguyên thể bỏ to. Nếu muốn thành lập thể phủ định đặt not trước nguyên thể và bỏ to.
S + would rather + [verb in simple form] ...
Jim would rather go to class tomorrow than today.
Jim would rather not go to class tomorrow.
13.8.1.2 Thời quá khứ:
Động từ sau would rather phải là have + P2, nếu muốn thành lập thể phủ định đặt not trước have.
S + would rather + have + [verb in past participle]
Jim would rather have gone to class yesterday than today.
Jim would rather not have gone to the class yesterday.
13.8.2 Loại câu có hai chủ ngữ
Loại câu này dùng would rather that (ước gì, mong gì) và dùng trong một số trường hợp sau:
13.8.2.1 Câu cầu kiến ở hiện tại (present subjunctive):
Là loại câu người thứ nhất muốn người thứ hai làm việc gì (nhưng làm hay không còn phụ thuộc vào người thứ hai). Xem thêm về câu cầu khiến ở phần sau. Trong trường hợp này động từ ở mệng đề hai để ở dạng nguyên thể bỏ to. Nếu muốn thành lập thể phủ định đặt not trước nguyên thể bỏ to.
S1 + would rather that + S2 + [verb in simple form] ...
I would rather that you call me tomorrow.
He would rather that I not take this train.
Ngữ pháp nói ngày nay đặc biệt là ngữ pháp Mỹ cho phép bỏ that trong cấu trúc này mà vẫn giữ nguyên hình thức giả định.
13.8.2.2 Câu giả định đối lập với thực tế ở hiện tại
Động từ sau chủ ngữ hai sẽ chia ở simple past, to be phải chia là were ở tất cả các ngôi.
S1 + would rather that + S2 + [verb in simple past tense] ...
Henry would rather that his girlfriend worked in the same department as he does.
(His girlfriend does not work in the same department)
Jane would rather that it were winter now. (Infact, it is not winter now)
Nếu muốn thành lập thể phủ định dùng didn't + verb hoặc were not sau chủ ngữ hai.
Henry would rather that his girlfriend didn’t work in the same department as he does.
Jane would rather that it were not winter now.
13.8.2.3 Câu giả định trái ngược với thực tế ở quá khứ
Động từ sau chủ ngữ hai sẽ chia ở dạng past perfect. Nếu muốn thành lập thể phủ định dùng hadn't + P2.
S1 + would rather that + S2 + past perfect ...
Bob would rather that Jill had gone to class yesterday.
(Jill did not go to class yesterday)
Bill would rather that his wife hadn’t divorced him.
Lưu ý: Trong văn nói bình thường hàng ngày người ta dùng wish thay cho would rather that.
CÁCH DÙNG “SHOULD” TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ KHÁC
• Diễn đạt kết quả của một yếu tố tưởng tượng: Sẽ
If I was asked to work on Sunday I should resign.
• Dùng trong mệnh đề có that sau những tính từ chỉ trạng thái như anxious/ sorry/ concerned/ happy/ delighted...: Lấy làm ... rằng/ lấy làm ...vì
I'm anxious that she should be well cared for.
(Tôi lo lắng rằng liệu cô ấy có được săn sóc tốt không)
We are sorry that you should feel uncomfortable
(Chúng tôi lấy làm tiếc vì anh thấy không được thoải mái)
That you should speak to him like that is quite astonishing
(Cái cách mà anh nói với anh ấy như vậy quả là đáng ngạc nhiên).
• Dùng với if/in case để chỉ một điều khó có thể xảy ra, người ta đưa ra ý kiến chỉ đề phòng ngừa.
If you should change your mind, please let me know.
In case he should have forgotten to go to the airport, nobody will be there to meet her.
(Ngộ nhỡ ông ấy quên ra sân bay, thì sẽ không có ai ở đó đón cô ta mất)
• Dùng sau so that/ in order that để chỉ mục đích (Thay cho would/ could)
He put the cases in the car so that he should be able to make an early start.
She repeated the instructions slowly in order that he should understand.
• Dùng trong lời yêu cầu lịch sự
I should like to make a phone call, if possible.
(tôi xin phép gọi điện thoại nếu tôi có thể)
• Dùng với imagine/ say/ think... để đưa ra lời đề nghị: Thiết tưởng, cho là
I should imagine it will take about 3 hours
(Tôi thiết tưởng công việc sẽ tốn mất 3 giờ đồng hồ đấy).
I should say she's over 40
(Tôi cho là bà ta đã ngoài 40)
• Dùng trong câu hỏi để diễn tả sự nghi ngờ, thiếu chắc chắn
How should I know? (Làm sao tôi biết được kia chứ)
Why should he thinks that? (sao nó lại nghĩ như vậy chứ)
• Dùng với các đại từ nghi vấn như what/ where/ who để diễn tả sự ngạc nhiên, thường dùng với "But".
I was thinking of going to see John when who should appear but John himself.
(Tôi đang tính là đến thăm John thì người xuất hiện lại chính là anh ấy)
What should I find but an enormous spider
(Cái mà tôi nhìn thấy lại chính là một con nhện khổng lồ)
SO SÁNH HƠN KÉM KHÔNG DÙNG “THAN” (GIỮA 2 ĐỐI TƯỢNG)
Khi so sánh hơn kém giữa 2 người hoặc 2 vật mà không dùng than, muốn nói đối tượng nào đó là tốt hơn, giỏi hơn, đẹp hơn,... thì trước adj và adv so sánh phải có the. Chú ý phân biệt trường hợp này với trường hợp so sánh bậc nhất dưới đây (khi có 3 đối tượng trở lên). Trong câu thường có cụm từ of the two + noun, nó có thể đứng đầu hoặc cuối câu.
Harvey is the smarter of the two boys.
Of the two shirts, this one is the prettier.
Pealse give me the smaller of the two cakes.
Of the two books, this one is the more interesting.
KHI NÀO DÙNG DANH TỪ LÀM TÍNH TỪ,
KHI NÀO DÙNG TÍNH TỪ CỦA DANH TỪ ĐÓ?
Trong một số trường hợp nếu dùng danh từ làm tính từ thì nó mang nghĩa đen:
A gold watch = a watch made of gold.
Nhưng nếu dùng tính từ thì nó mang nghĩa bóng:
A golden opportunity = a chance that it is very rare and precious (quí giá).
Không được dùng tính từ để bổ nghĩa cho danh từ khi nó chỉ tính chất nghề nghiệp hoặc nội dung, khi đó phải dùng danh từ để đóng vai trò tính từ:
a mathematics teacher, a biology book
LONG & (FOR) A LONG TIME
• Long được dùng trong câu hỏi và câu phủ định.
Have you been waiting long?
It does not take long to get to her house.
She seldom stays long.
• (for) a long time dùng trong câu khẳng định
I waited for a long time, but she didn’t arrive.
It takes a long time to get to her house.
• Long cũng được dùng trong câu khẳng định khi đi với: too, enough, as, so
The meeting went on much too long.
I have been working here long enough. It’s time to get a new job.
You can stay as long as you want.
Sorry! I took so long.
• Long before (lâu trước khi)/ long after (mãi sau khi)/ long ago (cách đây đã lâu)
We used to live in Paris, but that was long before you were born.
Long after the accident he used to dream that he was dying.
Long ago, in a distant country, there lived a beautiful princess.
• Long mang vai trò phó từ phải đặt sau trợ động từ, trước động từ chính:
This is a problem that has long been recognized.
• All (day/ night/ week/ year) long = suốt cả...
She sits dreaming all day long
(Cô ta ngồi mơ mộng suốt cả ngày).
• Before + long = Ngay bây giờ, chẳng bao lâu nữa
I will be back before long
(Tôi sẽ quay lại ngay bây giờ).
• Trong câu phủ định for a long time (đã lâu, trong một thời gian dài) khác với for long (ngắn, không dài, chốc lát)
She didn’t speak for long.
(She only spoke for a short time)
She didn’t speak for a long time.
(She was silent for a long time)
MỘT SỐ CỤM TỪ NỐI KHÁC
23.4.1 Even if + negative verb: cho dù.
You must go tomorrow even if you aren't ready.
23.4.2 Whether or not + positive verb: dù có hay không.
You must go tomorrow whether or not you are ready.
23.4.3 Các từ nghi vấn đứng đầu câu dùng làm từ nối
Động từ theo sau mệnh đề mở đầu phải chia ở ngôi thứ 3 số ít.
Whether he goes out tonight depends on his girldfriend.
Why these pupils can not solve this problems makes the teachers confused.
23.4.4 Một số các từ nối có quy luật riêng
And moreover
And in addtion And thus
or otherwise And furthermore
And therefore But nevertheless
But ... anyway
+ Nếu nối giữa hai mệnh đề, đằng trước chúng phải có dấu phẩy
He was exhausted, and therefore his judgement was not very good.
+ Nhưng nếu nối giữa hai từ đơn thì không
The missing piece is small but nevertheless significant.
23.4.5 Unless + positive = if ... not: Trừ phi, nếu không.
You will be late unless you start at once.
23.4.6 But for that + unreal condition: Nếu không thì
Mệnh đề sau nó phải lùi một thời.
+ Hiện tại
My father pays my fee, but for that I couldn't be here.
+ Quá khứ
My car broke down, but for that we would have been here in time.
23.4.7 Otherwise + real condition: Kẻo, nếu không thì.
We must be back before midnight otherwise I will be locked out.
23.4.8 Otherwise + unreal condition: Kẻo, nếu không thì.
Sau nó phải là điều kiện không thể thực hiện được, mệnh đề sau nó lùi một thời.
+ Hiện tại
Her father supports her finance otherwise she couldn't conduct these experiments (But she can with her father's support).
+ Quá khứ:
I used a computer, otherwise I would have taken longer with these calculations (But he didn't take any longer).
*Lưu ý: Trong tiếng Anh thông tục (colloquial English) người ta dùng or else để thay thế cho otherwise.
23.4.9 Provided/Providing that: Với điều kiện là, miễn là ( = as long as)
You can camp here providing that you leave no mess.
23.4.10 Suppose/Supposing = What ... if : Giả sử .... thì sao, Nếu ..... thì sao.
Suppose the plane is late? = What (will happen) if the plane is late?
Lưu ý:
* Suppose còn có thể được dùng để đưa ra lời gợi ý.
Suppose you ask him = Why don't you ask him.
* Lưu ý thành ngữ: What if I am?: Tao thế thì đã sao nào? (mang tính thách thức)
23.4.11 If only + S + simple present/will + verb = hope that: hi vọng rằng
If only he comes in time.
If only he will learn harder for the test next month.
23.4.12 If only + S + simple past/past perfect = wish that (Câu đ/k không thực = giá mà)
If only he came in time now.
If only she had studied harder for that test
23.4.13 If only + S + would + V:
+ Diễn đạt một hành động không thể xảy ra ở hiện tại
If only he would drive more slowly = we wish he drove more slowly.
+ Diễn đạt một ước muốn vô vọng về tương lai:
If only it would stop raining.
23.4.14 Immediately = as soon as = the moment (that) = the instant that = directly: ngay lập tức/ ngay khi mà
Tell me immediatly (=as soon as) you have any news.
Phone me the moment that you get the results.
I love you the instant (that) I saw you.
Directly I walked in the door I smelt smoke.
BA ĐỘNG TỪ ĐẶC BIỆT “SEE, WATCH, HEAR”
Đó là những động từ mà ngữ nghĩa của chúng sẽ thay đổi đôi chút khi động từ sau tân ngữ của chúng ở các dạng khác nhau.
+ To see/to watch/ to hear sb/sth do sth (hành động được chứng kiến từ đầu đến cuối)
I heard the telephone ring and then John answered it.
+ To see/to watch/ to hear sb/sth doing sth (hành động không được chứng kiến trọn vẹn mà chỉ ở một thời điểm)
I heard her singing at the time I came home.
TÂM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG DẤU PHẨY ĐỐI VỐI MỆNH ĐỀ PHỤ
Ở những mệnh đề phụ bắt buộc, khi không dùng dấu phẩy tức là mệnh đề phụ xác định một giới hạn đối với danh từ đằng trước trong mệnh đề chính
The travelers who knew about the flood took another road. (Những người biết về trận lũ đều chọn đường khác)
The wine that was stored in the cellar was ruined.
Đối với những mệnh đề phụ không bắt buộc, khi có dấu phẩy ngăn cách thì nó không xác định giới hạn đối với danh từ đứng trước nó.
The travelers, who knew about the flood, took another road. (Tất cả những người...)
The wine, which was stored in the cellar, was ruined.
Note: Các nguyên tắc trên đây chỉ dùng trong văn viết, không dùng trong văn nói. Lỗi ngữ pháp của TOEFL không tính đến mệnh đề phụ bắt buộc nhưng sẽ trừ điểm nếu phạm phải lỗi mệnh đề phụ không bắt buộc.
CÁCH SỬ DỤNG “ALL, BOTH,SOME, SEVERAL, MOST, FEW+OF+WHOM/WHICH”
Her sons, both of whom are working abroad, call her every week. (không được nói both of them)
The buses, most of which were full of passengers, began to pull out.
Tuyệt đối không được dùng đại từ nhân xưng tân ngữ: them, us trong trường hợp này.
- What (the things that) có thể làm tân ngữ cho mệnh đề phụ cùng lúc làm chủ ngữ cho mệnh đề chính/ hoặc làm chủ ngữ của cả 2 mệnh đề chính, phụ:
What we have expected is the result of the test.
What happened to him yesterday might happen to us tomorrow.
- Whose (của người mà, của con mà) có thể thay thế cho danh từ chỉ người hoặc động vật ở trước nó và chỉ sự sở hữu của người hoặc động vật đó đối với danh từ đi sau.
James, whose father is the president of the company, has received a promotion.
Trong lối văn viết trang trọng nên dùng of which để thay thế cho danh từ bất động vật mặc dù whose vẫn được chấp nhận.
Savings account, of which interest rate is quite hight, is very common now. (of which = whose)
Hoặc dùng with + noun/ noun phrase thay cho whose
A house whose walls were made of glass is easy to break = A house with glass walls is easyto break.
CÁCH LOẠI BỎ ĐẠI TỪ QUAN HỆ TRONG MÊNH ĐỀ PHỤ
Đối với những mệnh đề phụ bắt buộc người ta có thể (không bắt buộc) loại bỏ đại từ quan hệ và động từ to be (cùng với các trợ động từ của nó) trong một số trường hợp sau:
• Trước một mệnh đề phụ mà cấu trúc động từ ở thời bị động.
This is the value of X (which was) obtained from the areas under the normal curve.
• Trước một mệnh đề phụ mà sau nó là một ngữ giới từ.
The beaker (that is) on the counter contains a solution.
• Trước một cấu trúc động từ ở thể tiếp diễn.
The girl (who is) running down the street might be in trouble.
• Ngoài ra trong một số trường hợp khi đại từ quan hệ trong mệnh đề phụ bắt buộc gắn liền với chủ ngữ đứng trước nó và mệnh đề phụ ấy diễn đạt qui luật của sự kiện, người ta có thể bỏ đại từ quan hệ và động từ chính để thay vào đó bằng một Verb-ing.
The travelers taking (who take) this bus on a daily basis buy their ticket in booking.
• Trong những mệnh đề phụ không bắt buộc người ta cũng có thể loại bỏ đại từ quan hệ và động từ to be khi nó đứng trước một ngữ danh từ. Tuy nhiên phần ngữ danh từ còn lại vẫn phải đứng giữa 2 dấu phẩy.
Mr Jackson, (who is) a professor, is traveling in the Mideast this year.
• Một trường hợp khác rất phổ biến là loại bỏ đại từ quan hệ và động từ chính, thay vào đó bằng một Verb-ing khi mệnh đề phụ này bổ nghĩa cho một tân ngữ.
The president made a speech for the famous man visiting (who visited) him
Về Đầu Trang Go down
https://tailieutienganh.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 286
Join date : 15/02/2012

ngữ pháp tiếng anh phần 1 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ngữ pháp tiếng anh phần 1   ngữ pháp tiếng anh phần 1 EmptyMon Jun 18, 2012 5:45 pm

CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ CẤU TRÚC P1
• Have sb/sth + doing: làm cho ai làm gì.
John had us laughing all through the meal.
• S + won't have sb + doing = S + won't allow sb to do sth: không cho phép ai làm gì
I won't have him telling me what to do.
• Các cụm phân từ: adding, pointing out, reminding, warning, reasoning that đều có thể mở đầu cho một mệnh đề phụ gián tiếp.
He told me to start early, reminding me that the road would be crowded.
Reasoning that he could only get to the lake, we followed that way.
• To catch sb doing sth: bắt gặp ai đang làm gì (hàm ý bị phật lòng).
If she catches you reading her diary, she will be furious.
• To find sb/sth doing sth: Thấy ai/ cái gì đang làm gì
I found him standing at the doorway
He found a tree lying across the road.
• To leave sb doing sth: Để ai làm gì
I left Bob talking to the director after the introduction.
• Go/come doing sth (dùng cho thể thao và mua sắm)
Go skiing/ go swimming/ go shopping/ come dancing
• To spend time doing sth: Bỏ thời gian làm gì
He usually spends much time preparing his lessons.
• To waste time doing: hao phí thời gian làm gì
She wasted all the afternoon having small talks with her friends.
• To have a hard time/trouble doing sth: Gặp khó khăn khi làm gì
He has trouble listening to English. I had a hard time doing my homework.
• To be worth doing sth: đáng để làm gì
This project is worth spending time and money on.
• To be busy doing something: bận làm gì
She is busy packing now.
• Be no/ not much/ any/ some good doing smt: Không có ích, ít khi có ích (làm gì)
It's no good my talking to him: Nói chuyện với anh ta tôi chả thấy có ích gì.
What good is it asking her: Hỏi cô ta thì có ích gì cơ chứ
• P1 được sử dụng để rút ngắn những câu dài:
o Hai hành động xảy ra song song cùng một lúc thì hành động thứ hai ở dạng V-ing, hai hành động không tách rời khỏi nhau bởi bất kì dấu phảy nào.
He drives away and whistles = He drives away whistling.
o Khi hành động thứ hai hoặc các hành động tiếp sau theo nó là một phần trong quá trình diễn biến của hành động thứ nhất thì hành động thứ hai hoặc các hành động tiếp theo sau nó ở dạng V-ing. Giữa hai hành động có ngăn cách nhau bởi dấu phẩy.
She went out and slammed the door = She went out, slamming the door.
o Khi hành động thứ 2 hoặc các hành động sau nó là kết quả của hành động thứ nhất thì hành động thứ 2 và các hành động tiếp theo sẽ ở dạng V-ing. Nó sẽ ngăn cách với hành động chính bằng một dấu phẩy.
He fired two shots, killling a robber and wounding the other.
o Hành động thứ 2 không cần chung chủ ngữ với hành động thứ nhất mà chỉ cần là kết quả của hành động thứ nhất cũng có thể ở dạng V-ing.
The plane crashed, its bombs exploding when it hit the ground.
CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ CẤU TRÚC P2
Whould (should) like + to have + P2 : Diễn đạt một ước muốn không thành.
He would like to have seen the photos = He would have liked to see the photos (But he couldn't).
• Dùng với một số động từ: to appear, to seem, to happen, to pretend
Nên nhớ rằng hành động của nguyên mẫu hoàn thành xảy ra trước hành động của mệnh đề chính.
He seems to have passed the exam = It seems that he has passed the exam.
She pretended to have read the material = She pretended that she had read the material.
• Dùng với sorry, to be sorry + to have + P2: Hành động của nguyên mẫu hoàn thành xảy ra trước trạng thái sorry.
The girls were sorry to have missed the Rock Concert
(The girls were sorry that they had missed the Rock Concert.)
• Dùng với một số các động từ sau đây ở thể bị động: to ackowledge. believe, consider, find, know, report, say, suppose, think, understand. Hành động của nguyên mẫu hoàn thành xảy ra trước hành động của mệnh đề chính.
He was believed to have gone out of the country.
(It was believed that he had gone out of the country.)
• Dùng với một số các động từ khác như to claim, expect, hope, promise. Đặc biệt lưu ý rằng hành động của nguyên mẫu hoàn thành sẽ ở future perfect so với thời của động từ ở mệnh đề chính.
He expects to have graduated by June.
(He expects that he will have graduated by June.)
He promised to have told me the secret by the end of this week.
(He promised that he would have told me the secret by the end of this week.)
NHỮNG CÁCH SỬ DỤNG KHÁC CỦA “THAT”
Ngoài việc sử dụng trong mệnh đề quan hệ, that còn được dùng trong một số trường hợp khác như dùng làm liên từ, dùng trong mệnh đề that.
29.1 That dùng với tư cách là một liên từ (rằng)
29.1.1 Trường hợp không bắt buộc phải có that
Đằng sau 4 động từ say, tell, think, believe thì that có thể bỏ đi được.
John said (that) he was leaving next week.
29.1.2 Trường hợp bắt buộc phải có that.
Đằng sau 4 động từ mention, declare, report, state thì that bắt buộc phải có mặt.
George mentioned that he was going to France next year.

That vẫn bắt buộc phải có mặt ở mệnh đề thứ 3 trong câu nếu mệnh đề chính sử dụng một trong 4 động từ trên.
The Major declared that on June the first he would announce the result of the search and that he would never overlook the crime punishment.
29.2 Mệnh đề that
Là loại mệnh đề có chứa that.
29.2.1 Dùng với chủ ngữ giả it và tính từ.
It + to be + adj + That + S + V = That + S + V ... to be + adj
It is well known that many residents of third world countries are dying.
That many residents of third world countries are dying is well known.
29.2.2 Dùng với động từ tạo thành một mệnh đề độc lập.
It + verb + complement + That + S + V = That + S + V + ... +V + complement
It surprises me that John would do such a thing
That John would do such a thing surprises me.
Người ta dùng chủ ngữ giả it trong văn nói để dễ nhận biết và that làm chủ ngữ thật trong văn viết. Trong một số trường hợp người ta đảo ngữ giới từ lên đầu câu, liên từ hoặc động từ tĩnh đảo lên trên THAT và sau đó mới là chủ ngữ thật. Công thức sử dụng như sau:
Prepositional phrase + link verb/stative verb + THAT + sentence as real subject, and THAT + sentence as real subject.
Among the surprising discoveries were that T.rex was a far sleeker but more powerful carnivore than previously thought, perhaps weighing less than 6.5 tons - no more than a bull elephant, and that T.rex habitat was forest, not swamp or plain as previously believed.

(Một trong số những phát hiện ngạc nhiên là ở chỗ loài khủng long bạo chúa là một loại ăn thịt có thân hình thon nhỏ hơn nhiều, song dũng mãnh hơn người ta đã từng nghĩ trước đây, có lẽ cân nặng chưa đến 6 tấn rưỡi - tức là không lớn hơn một con voi đực, và rằng môi trường sống của loài khủng long này là rừng chứ không phải là đầm lầy hay đồng bằng như người ta vẫn tưởng.)
The fact that + sentence
The fact remains that + sentence
The fact of the matter is that + sentence
The fact that Simon had not been home for 3 days didn’t seem to worry anybody
NHỮNG ĐỘNG TỪ DỄ NHẦM LẪN
Những động từ ở bảng sau rất dễ gây nhầm lẫn về mặt ngữ nghĩa, chính tả hoặc phát âm.
Nội động từ
Nguyên thể Quá khứ (P1) Quá khứ phân từ (P2) Verb-ing
rise

lie

sit rose

lay

sat risen

lain

sat rising

lying

sitting

Ngoại động từ
Nguyên thể Quá khứ (P1) Quá khứ phân từ (P2) Verb-ing
raise

lay

set raised

laid

set raised

laid

set raising

laying

setting

• To rise : Dâng lên, tự nâng lên, tự tăng lên.
The sun rises early in the summer.
Prices have risen more than 10% this year.
He rose early so that he could play golf before the others.
When oil and water mix, oil rises to the top.
• To raise smt/sb: Nâng ai, cái gì lên.
The students raise their hands in class.
OPEC countries have raised the price of oil.
• To lie: Nằm, ở, tại.
To lie in: ở tại
To lie down: nằm xuống.
To lie on: nằm trên.
The university lies in the western section of town.
Don't disturb Mary, she has laid down for a rest.
* Lưu ý: Cần phân biệt động từ này với to lie (nói dối) trong mẫu câu to lie to sb about smt (nói dối ai về cái gì):
He is lying to you about the test.
• To lay smt: đặt, để cái gì vào vị trí nào đó
To lay smt on: đặt trên
To lay smt in: đặt vào
To lay smt down: đặt xuống.
Don't lay your clothes on the bed.
The enemy soldiers laid down their weapons and surrendered.

* Lưu ý: Thời hiện tại của động từ này rất dễ ngây nhầm lẫn với quá khứ đơn giản của động từ to lie. Cần phải phân biệt bằng ngữ cảnh cụ thể.
• To sit: ngồi
To sit in: ngồi tại, ngồi trong.
To sit on: ngồi trên (đã ngồi sẵn).
To set = to put, to lay: đặt, để.
We are going to sit in the fifth row at the opera.
After swimming, she sat on the beach to dty off.
Nobody has sat through as many boring lectures as Petes has.

* Lưu ý: Phát âm hiện tại đơn giản của động từ này rất dễ lẫn với Simple past của to sit.
• To set smt: đặt cái gì, bày cái gì, để cái gì
The little girl help her father set the table every night.
The botanist set his plants in the sun so that they would grow.
• Một số các thành ngữ dùng với các động từ trên:
o to set the table for: bầy bàn để.
My mother has set the table for the family dinner.
o to lay off (workers. employees): cho thôi việc, giãn thợ.
The company had to lay off twenty-five employees because of a production slowdown.
o to set (broken bone) in: bó những cái xương gẫy vào.
Dr.Jacobs has set many broken bones in plaster casts.
o to set one's alarm for: Đặt đồng hồ báo thức vào lúc.
John set his alarm for six o'clock.
o to set fire to: làm cháy
While playing with matches, the children set fire to the sofa.
o to raise (animals, plants) for a living: trồng cái gì, nuôi con gì bán để lấy tiền.
That farmer raises chickens for a living.
ONE & YOU
38. One và You
Cả hai đại từ này trong một số trường hợp đều mang nghĩa "một người" hoặc "anh ta", "chị ta", tuy nhiên ngữ pháp sử dụng có khác nhau.
38.1 One
Nếu ở đầu câu đã sử dụng đại từ one thì các đại từ tương ứng tiếp theo ở mệnh đề dưới phải là one, one's, he, his.
If one takes this exam without studying, one is likely to fail.
(Nếu một người không học bài mà đi thi thì anh ta rất dễ bị trượt)
If one takes this exam without studying, he is likely to fail.
One should always do one's homework.
One should always do his homework.
Lưu ý một số người do cẩn thận muốn tránh phân biệt nam/ nữ đã dùng he or she, his or her nhưng điều đó là không cần thiết. Các đại từ đó chỉ được sử dụng khi nào ở phía trên có những danh từ chung chung như the side, the party.
The judge will ask the defendant party (bên bị cáo- danh từ chung) if he or she admits the allegations.
38.2 You
Nếu đại từ ở đầu câu là you thì các đại từ tương ứng tiếp theo ở dưới sẽ là you hoặc your.
If you take this exam without studying, you are likely to fail.
You should always do your homework.
Tuyệt đối không dùng lẫn one và you trong cùng một câu hoặc dùng they thay thế cho hai đại từ này.
39. Đi trước đại từ phải có một danh từ tương ứng với nó
Trong một câu tiếng Anh có 2 mệnh đề, nếu mệnh đề thứ hai có dùng đến đại từ nhân xưng thì ở mệnh đề đầu phải có một danh từ để đại từ đó đại diện. Danh từ đi trước, giới thiệu đại từ phải tương đương với đại từ đó về giống và số.
Incorrect:
Henry was denied admission to graduate school because they did not believe that he could handle the work load.
(Đại từ they không có danh từ nào đi trước nó để nó làm đại diện. "graduate school" là một đơn vị số ít nên không thể được đại diện bởi they.)

Correct:
1. The members of the admissions committee denied Henry admission to graduate school because they did not believe that he could handle the work load.

2. Henry was denied admission to graduate school because the members of the admissions committee did not believe that he could handle the work load.
Incorrect:
George dislikes politics because he believes that they are corrupt.
George không thích chính trị bởi vì anh cho rằng họ tham nhũng. Đại từ they cũng không có danh từ tương ứng đi trước. Politics là một danh từ số ít nên không thể được đại diện bởi they

Correct:
1. George dislikes politicians because he believes that they are corrupt. (các chính khách)
2. George dislikes politics because he believes that politicians are corrupt.
Ngược lại với việc thiếu danh từ đi trước đại từ, nếu có quá nhiều (từ hai trở lên) danh từ cùng tương ứng với một đại từ thì cũng sẽ gây nhầm lẫn. Xem ví dụ sau:
Incorrect 1:
Mr. Brown told Mr. Adams that he would have to work all night in order to finish the report.
(Không rõ đại từ he đại diện cho Mr. Brown hay Mr. Adams)

Correct 1:
1. According to Mr. Brown, Mr. Adams will have to work all night in order to finish the report.
2. Mr. Brown said that, in order to finish the report, Mr. Adams would have to work all night.
Incorrect 2:
Janet visited her friend every day while she was on vacation.
(Không rõ đại từ she đại diện cho Janet hay her friend)

Correct 2:
While Janet was on vacation, she visited her friend every day.
SỬ DỤNG “V_ING, TO VERB” ĐỂ MỞ ĐẦU MỘT CÂU
40.1 Sử dụng Verb-ing
Một V-ing có thể được dùng để nối hai câu có cùng chủ ngữ trở thành một câu bằng cách biến động từ của câu thứ nhất thành dạng V-ing, bỏ chủ ngữ và nối với câu thứ hai bằng dấu phảy. Ví dụ:
The man jumped out of the boat. He was bitten by a shark.
=> After jumping out of the boat, the man was bitten by a shark.
Khi sử dụng loại câu này cần hết sức lưu ý rằng chủ ngữ của mệnh đề chính bắt buộc phải là chủ ngữ hợp lý của mệnh đề phụ. Khi hai mệnh đề không có cùng chủ ngữ, người ta gọi đó là trường hợp chủ ngữ phân từ bất hợp lệ.
SAI: After jumping out of the boat, the shark bit the man.
(Chúng ta ngầm hiểu là chủ ngữ thật sử của hành động nhảy khỏi thuyền là the man chứ không phải the shark)
Để đảm bảo không nhầm lẫn, ngay sau mệnh đề verb-ing ta nên đề cập ngay đến danh từ làm chủ ngữ cho cả hai mệnh đề.
Thông thường có 6 giới từ đứng trước một V-ing mở đầu cho mệnh đề phụ, đó là: By (bằng cách, bởi), upon, after (sau khi), before (trước khi), while (trong khi), when (khi).
By working a ten-hour day for four days, we can have a long weekend.
After preparing the dinner, Pat will read a book.
While reviewing for the test, Mary realized that she had forgotten to study the use of participial phrases.
Lưu ý rằng: on + động từ trạng thái hoặc in + động từ hành động thì có thể tương đương với when hoặc while:
On finding the door ajar, I aroused suspicion. (= when finding)
(Khi thấy cửa hé mở, tôi nảy sinh mối nghi ngờ)
In searching for underground deposits of oil, geologist often rely on magnometers. (= while searching)
(Trong khi tìm các mỏ dầu trong lòng đất, các nhà địa chất thường dựa vào từ kế.)
Nếu không có giới từ đi trước, chỉ có V-ing xuất hiện trong mệnh đề phụ thì thời của câu do thời của động từ ở mệnh đề chính quyết định; 2 hành động trong hai mệnh đề thường xảy ra song song cùng lúc:
Present:
Practicing her swing every day, Trica hopes to get a job as a golf instructor.
Past:
Having a terrible toothache, Henry called the dentist for an appointment.
Future:
Finishing the letter later tonight, Sally will mail it tomorrow morning.
Dạng thức hoàn thành [having + P2] được dùng để diễn đạt trường hợp động từ của mệnh đề phụ xảy ra trước hành động của mệnh đề chính:
Having finished their supper, the boys went out to play.
(After the boys had finished their supper...)
Having written his composition, Louie handed it to his teacher.
(After Louie had written ...)
Not having read the book, she could not answer the question.
(Because she had not read...)
Dạng thức bị động [having been + P2] cũng thường được sử dụng để mở đầu một mệnh đề phụ:
Having been notified by the court, Mary reported for jury duty.
(After Mary had been notified ...)
Having been delayed by the snowstorm, Jame and I missed our connecting flight.
(After we had been delayed ...)
Not having been notified of the change in the meeting time, George arrived late.
(Because he had not been notified ...)
Trong nhiều trường hợp, cụm từ being hoặc having been của thể bị động có thể được lược bỏ, khi đó chủ ngữ của mệnh đề chính vẫn phải phù hợp với chủ ngữ của mệnh đề phụ:
Incorrect: Found in Tanzania by Mary Leaky, some archeologists estimated that the three - million - year - old fossils were the oldest human remains that were discovered. (Being found ...)

Correct: Found in Tanzania by Mary Leaky, the three-million-year-old fossils were estimated by some archeologists to be the oldest human remains that had ever been discovered.
Xét thêm các ví dụ sau về chủ ngữ phân từ bất hợp lệ:
SAI: Having apprehended the hijackers, they were whisked off to FBI headquarters by the security guards.
ĐÚNG: Having apprehended the hijackers, the security guards whisked them off to FBI headquarters.
ĐÚNG: Having been apprehended, the hijackers were whisked off to FBI headquarters by the security guards.

SAI: Before singing the school song, a poem was recited.
ĐÚNG: Before singing the school song, the students recited a poem.

SAI: Guiding us through the museum, a special explanation was given by the director.
ĐÚNG: Guiding us through the museum, the director gave us a special explanation.
40.2 Động từ nguyên thể (to + verb) mở đầu câu
Động từ nguyên thể cũng được dùng để mở đầu một câu giống như trong trường hợp V-ing. Mệnh đề phụ đứng đầu câu sử dụng động từ nguyên thể thường diễn tả mục đích của mệnh đề chính.
To get up early, Jim never stay up late.
Cũng giống như trường hợp sử dụng V-ing nêu trên, chủ ngữ của mệnh đề thứ hai cũng phải là chủ ngữ hợp lý của mệnh đề phụ đứng trước nó.
Incorrect: To prevent cavities, dental floss should be used daily after brushing one's teeth.
Correct: To prevent cavities, one should use dental floss daily after brushing one’s teeth.
ĐỘNG TỪ (V_ING, V_ED) DÙNG LÀM TÍNH TỪ
Thông thường, khi một động từ không có dạng thức tính từ tương ứng với nó thì phân từ 1 (V-ing) hoặc phân từ 2 (P2) của động từ đó được sử dụng làm tính từ. Đôi khi người học tiếng Anh không biết nên dùng tính từ ở dạng thức nào: V-ing hay Verb-ed hay Verb-en.
• Tính từ dạng V-ing thường được dùng khi danh từ mà nó bổ nghĩa thực hiện hoặc chịu trách nhiệm về hành động. Động từ thường là nội động từ (không có tân ngữ) và thời của động từ là thời tiếp diễn:
The crying baby woke Mr.Binion. (The baby was crying)
The blooming flowers in the meadow created a rainbow of colors. (The flowers were blooming)
The purring kitten snuggled close to the fireplace. (The kitten was purring)
• Phân từ 2 (V-ed) được dùng làm tính từ khi danh từ mà nó bổ nghĩa là đối tượng nhận sự tác động của hành động. Câu có tính từ ở dạng P2 thường có nguồn gốc từ những câu bị động.
The sorted mail was delivered to the offices before noon. (The mail had been sorted).
Frozen food is often easier to prepare than fresh food. (The food had been frozen)
The imprisoned men were unhappy with their living conditions. (The men had been imprisoned)
Lưu ý: Một số các động từ như to interest, to bore, to excite, to frighten khi sử dụng làm tính từ thường khó xác định nên dùng loại nào (phân từ 1 hay phân từ 2). Nguyên tắc áp dụng cũng giống như đã nêu trên: Nếu chủ ngữ gây ra hành động thì dùng P1, nếu chủ ngữ nhận tác động của hành động thì dùng P2. Xét thêm các ví dụ sau:
The boring professor put the students to sleep.
The boring lecture put the students to sleep.
The bored students went to sleep during the boring lecture.
The child saw a frightening movie.
The frightened child began to cry.
THÔNG TIN THỪA
Khi thông tin trong câu bị lặp đi lặp lại không cần thiết thì nó bị gọi là thông tin thừa, cần phải loại bỏ phần thừa đó. Ví dụ: Người Anh không dùng the time when mà chỉ dùng một trong hai.
It is (the time/ when) I got home.
Người Anh không dùng the place where mà chỉ dùng một trong hai.
It is (the place/ where) I was born.
Không dùng song song cả 2 từ dưới đây trong cùng một câu:
advance forward
proceed forward
progress forward Cả 3 từ advance, proceed, progress đều có nghĩa tiến lên, tiến về phía trước: "to move in a forward direction". Vì vậy forward là thừa.
return back
revert back Cả 2 từ return, revert đều có nghĩa: "to go back, to send back". Vì vậy back là thừa.
sufficient enought Hai từ này nghĩa như nhau
compete together compete = đua tranh, cạnh tranh với nhau "to take part in a contest against others"
reason... because Hai từ này có nghĩa như nhau. Mẫu đúng phải là "reason... that"
join together join có nghĩa "to bring together", "to put together", "to become a part or a member of..."
repeat again repeat có nghĩa "to say again"
new innovation innovation có nghĩa là một ý tưởng mới "a new idea"
matinee performance matinee = buổi biểu diễn chiều
same identical hai từ này nghĩa giống nhau
two twins twins = two brothers or sisters
the time / when Hai từ này nghĩa giống nhau
the place / where Hai từ này nghĩa giống nhau
CẤU TRÚC SONG SONG TRONG CÂU
Khi thông tin trong một câu được đưa ra dưới dạng liệt kê thì các thành phần được liệt kê phải tương ứng với nhau về mặt từ loại (noun - noun, adjective - adjective, ...). Ví dụ:
SAI ĐÚNG
Mr. Henry is a lawyer, a politician, and he teaches. Mr. Henry is a lawyer, a politician, and a teacher.
Peter is rich, handsome, and many people like him. Peter is rich, handsome, and popular.
The cat approached the mouse slowly and silent. The cat approached the mouse slowly and silently.
She like to fish, swim and surfing. She like to fish, to swim and to surf.
She like fishing, swimming and surfing.
When teenagers finish highschool, they have several choices: going to college, getting a job, or the army. When teenagers finish highschool, they have several choices: going to college, getting a job, or joining the army.
Tim entered the room, sat down, and is opening his book. Tim entered the room, sat down, and opened his book.
Tuy nhiên nếu thời gian trong các mệnh đề khác nhau của câu là khác nhau thì động từ cũng phải tuân theo qui luật thời gian. Lúc đó cấu trúc câu song song về thời của các động từ (như ví dụ ở dòng cuối bảng trên) không được áp dụng. Ví dụ:
She is a senior, studies every day, and will graduate a semester early.
KHI PHÓ TỪ ĐỨNG ĐẦU CÂU ĐÊ NHẤN MẠNH, PHẢI ĐẢO CẤU TRÚC CÂU
Trong một số trường hợp các phó từ không đứng ở vị trí bình thường của nó mà đảo lên đứng ở đầu câu nhằm nhấn mạnh vào hành động của chủ ngữ. Trong trường hợp đó ngữ pháp sẽ thay đổi, đằng sau phó từ đứng đầu câu là trợ động từ rồi mới đến chủ ngữ và động từ chính:
John hardly remembers the accident that took his sister's life.
Hardly does John remember the accident that took his sister's life.

Never have so many people been unemployed as today.
(So many people have never been unemployed as today)
Hardly had he fallen asleep when he began to dream of far-way lands.
(He had hardly fallen asleep when he began to dream of far-way lands.)
Rarely have we seen such an effective actor as he has proven himself to be.
(We have rarely seen such an effective actor as he has proven himself to be.)
Seldom does class let out early.
(Class seldom lets out early.)
Only by hard work will we be able to accomplish this great task.
(We will be able to accomplish this great task only by hard work.)
Một số các trạng từ đặc biệt khác cũng thường đứng ở đầu câu, phải đảo cấu trúc câu như trên:
• In/ Under no circumstances: Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không.
Under no circumstances should you lend him the money.
• On no account: Dù bất cứ lý do gì cũng không
On no accout must this switch be touched.
• Only in this way: Chỉ bằng cách này
Only in this way could the problem be solved
• In no way: Không sao có thể
In no way could I agree with you.
• By no means: Hoàn toàn không
By no means does he intend to criticize your idea.
• Negative ..., nor + auxiliary + S + V
He had no money, nor did he know anybody from whom he could borrow.
• Khi một mệnh đề mở đầu bằng các thành ngữ chỉ nơi chốn hoặc trật tự thì động từ chính có thể đảo lên chủ ngữ nhưng tuyệt đối không được sử dụng trợ động từ trong trường hợp này.
Clause of place/ order + main verb + S (no auxiliary)
In front of the museum is a statue.
First came the ambulance, then came the police.
( Thoạt đầu là xe cứu thương chạy đến, tiếp sau là cảnh sát.)
• Khi một ngữ giới từ làm phó từ chỉ địa điểm hoặc phương hướng đứng ở đầu câu, các nội động từ đặt lên trước chủ ngữ nhưng tuyệt đối không được sử dụng trợ động từ trong loại câu này. Nó rất phổ biến trong văn mô tả khi muốn diễn đạt một chủ ngữ không xác định:
Under the tree was lying one of the biggest men I had ever seen.
Directly in front of them stood a great castle.
On the grass sat an enormous frog.
Along the road came a strange procession.
• Tính từ cũng có thể đảo lên trên đầu câu để nhấn mạnh và sau đó là liên từ nhưng tuyệt đối không được sử dụng trợ động từ.
So determined was she to take the university course that she taught school and gave music lesson for her tuition fees.
• Trong một số trường hợp người ta cũng có thể đảo toàn bộ động từ chính lên trên chủ ngữ để nhấn mạnh, những động từ được đảo lên trên trong trường hợp này phần lớn đều mang sắc thái bị động nhưng hoàn toàn không có nghĩa bị động.
Lost, however, are the secrets of the Mayan astronomers and the Inca builders as well as many medicinal practices.
(Mất đi vĩnh viễn, tuy vậy, lại là những bí mật của những nhà thiên văn thuộc nền văn minh Mayan, ...)
• Các phó từ away ( = off ), down, in, off, out, over, round, up... có thể theo sau là một động từ chuyển động và sau đó là một danh từ làm chủ ngữ:
+ Away/down/in/off/out/over/round/up...+ motion verb + noun/noun phrase as a subject.
Away went the runners/ Down fell a dozen of apples...
+ Nhưng nếu một đại từ nhân xưng làm chủ ngữ thì động từ phải để sau chủ ngữ:
Away they went/ Round and round it flew.
+ Trong tiếng Anh viết (written English) các ngữ giới từ mở đầu bằng các giới từ down, from, in, on, over, out of, round, up... có thể được theo sau ngay bởi động từ chỉ vị trí (crouch, hang, lie, sit, stand...) hoặc các dạng động từ chỉ chuyển động, các động từ như be born/ die/ live và một số dạng động từ khác.
From the rafters hung strings of onions.
In the doorway stood a man with a gun.
On a perch beside him sat a blue parrot.
Over the wall came a shower of stones.
*Lưu ý: 3 ví dụ đầu của các ví dụ trên có thể diễn đạt bằng một VERB-ING mở đầu cho câu và động từ BE đảo lên trên chủ ngữ:
Hanging from the rafters were strings of onion.
Standing in the doorway was a man with a gun.
Sitting on a perch beside him was a blue parrot.
Hiện tượng này còn xảy ra khi chủ ngữ sau các phó từ so sánh as/than quá dài:
She was very religious, as were most of her friends.
City dwellers have a higher death rate than do country people.
• Tân ngữ mang tính nhấn mạnh cũng có thể đảo lên đầu câu:
Not a single word did he say.
• Here/There hoặc một số các phó từ đi kết hợp với động từ đứng đầu câu cũng phải đảo động từ lên trên chủ ngữ là một danh từ, nhưng nếu chủ ngữ là một đại từ thì không được đảo động từ:
Here comes Freddy.
Incorrect: Here comes he
Off we go
Incorrect: Off go we
There goes your brother
I stopped the car, and up walked a policeman.
NHỮNG ĐỘNG TỪ VÀ THÀNH NGỮ SỬ DỤNG SUBJUNCTIVE
SUBJUNCTIVE là một hình thức chia động từ đặc biệt theo đó tất cả những động từ thường đều có dạng nguyên mẫu không TO. Ngoại lệ duy nhất là động từ TO BE, có hai dạng SUBJUNCTIVE là BE và WERE.
Biến thể SUBJUNCTIVE WERE của động từ TO BE được dùng trong câu điều kiện hiện tại không thật như ta đã học.
IF I WERE YOU, I WOULD NOT DO THAT. = (Nếu tôi là anh, tôi sẽ không làm như vậy.)
Sau đây là những động từ và thành ngữ (expressions) đòi hỏi phải dùng SUBJUNCTIVE sau chúng.
* Danh sách động từ yêu cầu sử dụng SUBJUNCTIVE:
ASK, COMMAND, DEMAND, INSIST, MOVE (với nghĩa "đề nghị" dùng trong một cuộc họp trang trọng, không phải với nghĩa "di chuyển"), ORDER, PROPOSE, RECOMMEND, REQUIRE, SUGGEST, URGE.
- Thí dụ:
+ WE DEMAND THAT HE DO IT.
+ THE PRESIDENT REQUESTS THAT YOU BE PRESENT AT THE MEETING.
* Những động từ có thể dùng SUBJUNCTIVE đằng sau hoặc có thể dùng trong cấu trúc " Động từ + Đại từ tân ngữ + Động từ nguyên mẫu có TO ":
ASK, ORDER, REQUIRE, URGE,
- Thí dụ:
+ WE ASK THAT SHE BE PRESENT.
+ WE ASK HER TO BE PRESENT.
* Danh sách những thành ngữ yêu cầu SUBJUNCTIVE theo sau:
IT IS ADVISABLE THAT..., IT IS CRUCIAL THAT..., IT IS DESIRABLE THAT..., IT IS ESSENTIAL THAT..., IT IS IMPORTANT THAT..., IT IS MANDATORY THAT..., IT IS NECESSARY THAT..., IT IS VITAL THAT... .
- Thí dụ:
+ IT IS ESSENTIAL THAT WE VOTE AS SOON AS POSSIBLE.
+ THE MANAGER INSISTS THAT THE CAR PARK BE LOCKED AT NIGHT.
* LƯU Ý:
- Với những động từ, thành ngữ như trên, dù câu nói ở hiện tại hay quá khứ, SUBJUNCTIVE của động từ theo sau luôn luôn là động từ nguyên mẫu không có TO.
- Thí dụ:
+ Câu hiện tại: IT IS ESSENTIAL THAT SHE BE PRESENT.
Câu quá khứ: IT WAS ESSENTIAL THAT SHE BE PRESENT.
+ Câu hiện tại: THE PRESIDENT REQUESTS THAT THEY STOP THE OCCUPATION.
Câu quá khứ: THE PRESIDENT REQUESTED THAT THEY STOP THE OCCUPATION.
* Một số thành ngữ bất biến dùng đến SUBJUNCTIVE:
GOD BLESS AMERICA! (Các chính trị gia Hoa Kỳ thường nói câu này!)
LONG LIVE THE KING ! (Câu này tương tự như: Đức Vua Vạn Tuế)
LONG LIVE THE QUEEN ! (tương tự: Nữ Hoàng Vạn Tuế!)
BE THAT AS IT MAY, ... (dùng để bắt đầu 1 câu, có ý đại loại như "Có thể là như vậy, nhưng...", "Cứ cho là vậy đi, nhưng.." hàm ý bạn chấp nhận lời người khác nói có thể đúng, nhưng không thể tác động đến suy nghĩ của bạn).

THỨ TỰ CÁC TÍNH TỪ
Khi nhiều tính từ đứng trước một danh từ để miêu tả chi tiết hơn về danh từ đó, chúng ta nên để tính từ nào đứng trước, tính từ nào đứng sau? Bài này sẽ đưa ra câu trả lời cho bạn.
Trong văn viết, việc dùng quá nhiều tính từ đứng trước một danh từ để bổ nghĩa cho nó là không nên và cần hạn chế. Tuy nhiên, có những trường hợp không thể không dùng. Do đó, chúng ta cần biết thứ tự để sắp xếp các tính từ sao cho đúng ngữ pháp tiếng Anh. Sau đây là một số quy tắc cần nhớ:
1. Mạo từ hoặc tính từ sở hữu hoặc tính từ bất định (SOME, ANY, SEVERAL, MUCH, MANY) luôn đi đầu
2. Số thứ tự luôn đi trước số đếm
VD: -THE FIRST THREE ...
* Theo sau những từ trong quy tắc 1 và 2 trên, ta có thứ tự các tính từ còn lại như sau:
Ý KIẾN-> KÍCH THƯỚC->ĐỘ TUỔI ->HÌNH DẠNG->MÀU SẮC ->NGUỒN GỐC ->CHẤT LIỆU ->MỤC ĐÍCH

* Lưuý:
-Ý KIẾN: từ miêu tả tính chất có tính chủ quan, theo ý kiến của người nói: UGLY, BEAUTIFUL, HANDSOME...
- KÍCH THƯỚC: từ miêu tả độ to, nhỏ của đối tượng: SMALL, BIG, HUGE...
- ĐỘ TUỔI: từ miêu tả tinh chất liên quan đến độ tuổi của đối tượng: YOUNG, OLD, NEW...
- HÌNH DẠNG: từ miêu tả hình dạng của đối tượng: ROUND, SQUARE, FLAT, RECTANGULAR...
- MÀU SẮC: từ chỉ màu: WHITE, BLUE, RED, YELLOW, BLACK...
- NGUỒN GỐC: từ chỉ nơi xuất thân của đối tượng, có thể liên quan đến một quốc gia, châu lục hoặc hành tinh hoặc phương hướng: FRENCH, VIETNAMESE, LUNAR, EASTERN, AMERICAN, GREEK...
- CHẤT LIỆU: từ chỉ chất liệu mà đối tượng được làm ra: WOODEN, PAPER, METAL, COTTON...
- MỤC ĐÍCH: từ chỉ mục đích sử dụng của đối tượng: SLEEPING (SLEEPING BAG), ROASTING (ROASTING TIN)...
- Dĩ nhiên, hiếm khi tất cả các loại tính từ như trên xuất hiện cùng lúc cạnh nhau. Ta chỉ cần xác định loại tính từ và cho nó vào trật tự như trên.
- Khi có nhiều tính từ thuộc về Ý KIẾN, tính từ nào ngắn hơn đứng trước, dài hơn đứng sau (A TALL STRAIGHT, DIGNIFIED PERSON)
* Thí dụ:
- A SILLY YOUNG ENGLISH MAN = Một chàng trai trẻ người Anh ngớ ngẩn
- A HUGE ROUND METAL BOWL = Một cái bát kim loại tròn to tướng
- A SMALL RED SLEEPING BAG = Một cái túi ngủ dã ngoại nhỏ màu đỏ.
- OUR FIRST THREE BIG BLUE AMERICAN CARS ARE EXPENSIVE.

HAVE YET TO
HÌNH THỨC PHỦ ĐỊNH ĐẶC BIỆT CỦA THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH
Nếu đã học qua Thì Hiện Tại Hoàn Thành, ta đã biết để tạo hình thức phủ định trong thì này, ta có công thức S + Have/Has + Not + P.P. Tuy nhiên, còn một cách nói phủ định của hiện tại hoàn thành khá phổ biến: dùng HAVE/HAS YET TO + Động từ nguyên mẫu.
* Thể chủ động: S + HAVE/HAS + YET + TO + INFINITIVE.
+ I HAVE YET TO DECIDE = I HAVEN'T DECIDED.
+ THEY HAVE YET TO BUY = THEY HAVEN'T BOUGHT.
+ I HAVE YET TO FIGURE THIS OUT = I HAVEN'T FIGURED THIS OUT.
* Thể bị động: S + HAVE/HAS + YET + TO BE + P.P
+ WINNERS HAVE YET TO BE ANNOUNCED = WINNERS HAVEN'T BEEN ANNOUNCED.

CÁCH SỬ DỤNG “A, AN & THE”
1. Cách dùng quán từ không xác định "a" và "an"
Dùng a hoặc an trước một danh từ số ít đếm được. Chúng có nghĩa là một. Chúng được dùng trong câu có tính khái quát hoặc đề cập đến một chủ thể chưa được đề cập từtrước.A ball is round. (nghĩa chung, khái quát, chỉ tất cả các quả bóng)I saw a boy in the street. (chúng ta không biết cậu bé nào, chưa được đề cập trướcđó)
a. Dùng “an” với:
Quán từ an được dùng trước từ bắt đầu bằng nguyên âm (trong cách phát âm, chứ không phải trong cách viết). Bao gồm:
• Các từ bắt đầu bằng các nguyên âm a, e, i, o: an aircraft, an empty glass, an object• Một số từ bắt đầu bằng u, y: an uncle, an umbrella
• Một số từ bắt đầu bằng h câm: an heir, haft an hour ,an honour (một niềm vinh dự)
• Các từ mở đầu bằng một chữ viết tắt: an SOS (một tín hiệu cấp cứu); an MSc (một thạc sĩ khoa học), an X-ray (một tia X)
b. Dùng “a” với:
Dùng a trước các từ bắt đầu bằng một phụ âm. Chúng bao gồm các chữ cái còn lại và một số trường hợp bắt đầu bằng u, y, h. VD: a house, a university, a home party, a heavyload, a uniform, a union, a year income,... a European (một người Âu); a one-legged man (một người thọt chân)
• Đứng trước một danh từ mở đầu bằng "uni..." phải dùng "a" (a university/ a uniform/universal/ union) (Europe, eulogy (lời ca ngợi), euphemism (lối nói trại), eucalyptus (câykhuynh diệp)
• Dùng trong các thành ngữ chỉ số lượng nhất định như: a lot of/a great deal of/a couple/a dozen.• Dùng trước những số đếm nhất định thường là hàng ngàn, hàng trăm như a/one hundred - a/one thousand.
• Dùng trước "half" (một nửa) khi nó theo sau một đơn vị nguyên vẹn: a kilo and a half,hay khi nó đi ghép với một danh từ khác để chỉ nửa phần (khi viết có dấu gạch nối): a half - share, a half - holiday (ngày lễ chỉ nghỉ nửa ngày).
• Dùng với các đơn vị phân số như 1/3 a/one third - 1/5 a /one fifth.
• Dùng trong các thành ngữ chỉ giá cả, tốc độ, tỉ lệ: $5 a kilo, 60 kilometers an hour, 4times a day.
2. Cách dùng mạo từ bất định
1/ Trước một danh từ số ít đếm được.
Ví dụ:
- We need a microcomputer (Chúng tôi cần một máy vi tính)
- He eats an ice-cream (Anh ta ăn một cây kem)
2/ Trước một danh từ làm bổ túc từ (kể cả danh từ chỉ nghề nghiệp)
Ví dụ:
- It was a tempest(Đó là một trận bão dữ dội)
- She'll be a musician (Cô ta sẽ là một nhạc sĩ)
- Peter is an actor (Peter là một diễn viên)
3/Trong các thành ngữ chỉ số lượng nhất định
Ví dụ:
- a lot (nhiều); a couple (một cặp/đôi); a third (một phần ba)
- a dozen (một tá); a hundred (một trăm); a quarter (một phần t¬)
Lưu ý :a cũng được dùng trước half(nửa, rưỡi), khi half theo sau một sốnguyên vẹn. Chẳng hạn, 2 1/2 kilos = two and half kilos hoặc two kilos and a half (hai kí r¬ỡi), nhưng1/2 Kg = half a kilo(nửa kí) [không có a trước half].Đôi khi ng¬ười ta vẫn dùng a + half + danh từ, chẳng hạn như a half-dozen (nửa tá), a half-length (bức ảnh chụp nửa người); a half-hour (nửa giờ).
* Không dùng mạo từ bất định
1/ Trước danh từ số nhiều
A/An không có hình thức số nhiều. Vì vậy, số nhiều của a cat là cats và của an apple là apples .
2/ Trước danh từ không đếm được
Ví dụ:
- He gave us good advice (Ông ta cho chúng tôi những lời khuyên hay)
- I write on paper (Tôi ghi trên giấy)
3/ Trước tên gọi các bữa ăn, trừ phi có tính từ đứng trước các tên gọi đó
Ví dụ:
- They have lunch at eleven (họ dùng cơm trưa lúc 11 giờ)
- You gave me an appetizing dinner (bạn đã cho tôi một bữa ăn tối thật ngon miệng).
Tuy nhiên, nếu là bữa ăn đặc biệt nhân dịp nào đó, người ta vẫn dùng mạo từ bất định.
Ví dụ:
- I was invited to breakfast (bữa điểm tâm bình thường)
(Tôi đ¬ược mời ăn điểm tâm).
- We were invited to a dinner given to welcome the new director.
(Chúng tôi được mời dự bữa ăn tối chào mừng vị giám đốc mới).
2. Cách dùng quán từ xác định "The"
-Dùng the trước một danh từ đã được xác định cụ thể về mặt tính chất, đặc điểm, vị tríhoặc đã được đề cập đến trước đó, hoặc những khái niệm phổ thông, ai cũng biết.
+The boy in the corner is my friend. (Cả người nói và người nghe đều biết đó là cậu bé nào)
+The earth is round. (Chỉ có một trái đất, ai cũng biết)
-Với danh từ không đếm được, dùng the nếu nói đến một vật cụ thể, không dùng the nếunói chung.
+Sugar is sweet. (Chỉ các loại đường nói chung)
+The sugar on the table is from Cuba. (Cụ thể là đường ở trên bàn)
-Với danh từ đếm được số nhiều, khi chúng có nghĩa đại diện chung cho một lớp các vậtcùng loại thì cũng không dùng the.
+Oranges are green until they ripen. (Cam nói chung)
+Athletes should follow a well-balanced diet. (Vận động viên nói chung)
3. Sau đây là một số trường hợp thông dụng dùng
“The” theo quy tắc trên:
• The + danh từ + giới từ + danh từ: The girl in blue, the Gulf of Mexico.
• Dùng trước những tính từ so sánh bậc nhất hoặc only: The only way, the best day.
• Dùng cho những khoảng thời gian xác định (thập niên): In the 1990s• The + danh từ + đại từ quan hệ + mệnh đề phụ: The man to whom you have just spokenis the chairman.
• The + danh từ số ít tượng trưng cho một nhóm thú vật hoặc đồ vật: The whale = whales(loài cá voi), the deep-freeze (thức ăn đông lạnh)
• Đối với man khi mang nghĩa "loài người" tuyệt đối không được dùng the: Since man livedon the earth ... (kể từ khi loài người sinh sống trên trái đất này)
• Dùng trước một danh từ số ít để chỉ một nhóm, một hạng người nhất định trong xã hội:The
small shopkeeper: Giới chủ tiệm nhỏ/ The top offcial: Giới quan chức cao cấp
• The + adj: Tượng trưng cho một nhóm người, chúng không bao giờ được phép ở sốnhiều nhưng được xem là các danh từ số nhiều. Do vậy động từ và đại từ đi cùng vớichúng phải ở
ngôi thứ 3 số nhiều: The old = The old people;
+The old are often very hard in their moving
• The + tên gọi các đội hợp xướng/ dàn nhạc cổ điển/ ban nhạc phổ thông: The BackChoir/ The Philharmonique Philadelphia Orchestra/ The Beatles.
• The + tên gọi các tờ báo (không tạp chí)/ tàu biển/ các khinh khí cầu: The Times/ TheTitanic/ The Hindenberg
• The + họ của một gia đình ở số nhiều = gia đình nhà: The Smiths = Mr/ Mrs Smith andchildren
• Thông thường không dùng the trước tên riêng trừ trường hợp có nhiều người hoặc vậtcùng tên và người nói muốn ám chỉ một người cụ thể trong số đó:
+There are three Sunsan Parkers in the telephone directory.
+The Sunsan Parker that Iknow lives on the First Avenue.
• Tương tự, không dùng "the" trước bữa ăn: breakfast, lunch, dinner:
+We ate breakfast at 8 am this morning. (Trừ khi muốn ám chỉ một bữa ăn cụ thể:The dinner that you invited me last week were delecious.)
• Không dùng "the" trước một số danh từ như home, bed, church, court, jail, prison,hospital, school, class, college, university v.v... khi nó đi với các động từ và giới từ chỉ chuyển động chỉ đi đến đó là mục đích chính hoặc ra khỏi đó cũng vì mục đích chính:
+Student go to school everyday.
+The patient was released from hospital.
Nhưng nếu đến đó hoặc ra khỏi đó không vì mục đích chính thì dùng "the".
+Students go to the school for a class party.
+The doctor left the hospital for lunch.
4. Bảng sử dụng "the" và không sử dụng "the" trong một số trường hợp điểnhình
Có “the” Không “the”
+ Dùng trước tên các đại dương, sông ngòi,biển, vịnh và các cụm hồ (số nhiều):The Red Sea, the Atlantic Ocean, the PersianGufl, the Great Lakes
+ Trước tên các dãy núi:The Rocky Mountains
+ Trước tên những vật thể duy nhất trong vũtrụ hoặc trên thế giới:The earth, the moon
+ The schools, colleges, universities+of+danh từ riêng: The University of Florida
+ The + số thứ tự + danh từ: The third chapter.
+ Trước tên các cuộc chiến tranh khu vực vớiđiều kiện tên khu vực đó phải được tính từhoáThe Korean War (=> The
Vietnameseeconomy)
+ Trước tên các nước có hai từ trở lên
(ngoại trừ Great Britain): The United States, The Central AfricanRepublic
+ Trước tên các nước được coi là một quầnđảo hoặc một quần đảo: The Philipines, The Virgin Islands, TheHawaii
+ Trước tên các tài liệu hoặc sự kiện lịch sửThe Constitution, The Magna Carta
+ Trước tên các nhóm dân tộc thiểu số:The Indians
+ Trước tên các môn học cụ thể: The Solid matter Physics
+ Trước tên các nhạc cụ khi đề cập đến cácnhạc cụ đó nói chung hoặc khi chơi các nhạccụ đó.
The violin is difficult to play
Who is that on the piano + Trước tên một hồ: Lake Geneva
+ Trước tên một ngọn núi: Mount Vesuvius
+ Trước tên các hành tinh hoặc các chòm sao: Venus, Mars
+ Trước tên các trường này nếu trước nó là một tên riêng: Stetson University
+ Trước các danh từ đi cùng với một số đếm: Chapter three, Word War One
+ Trước tên các nước chỉ có một từ:China, France, Venezuela, Vietnam
+ Trước tên các nước mở đầu bằng New, một tính từ chỉ hướng:New Zealand, North Korean, France
+ Trước tên các lục địa, tỉnh, tiểu bang, thànhphố, quận, huyện:Europe, Florida
+ Trước tên bất kì môn thể thao nào: baseball, basketball
+ Trước các danh từ trừu tượng (trừ một sốtrường hợp đặc biệt): freedom, happiness
+ Trước tên các môn học nói chung:
Mathematics
+ Trước tên các ngày lễ, tết: Christmas, Thanksgiving
+ Trước tên các loại hình nhạc cụ trong cáchình thức âm nhạc cụ thể (Jazz, Rock,classical music..)
To perform jazz on trumpet and piano
4. Một số trường hợp đặc biệt khác:
1. Go to church: đi lễ ở nhà thờ
go to the church: đến nhà thờ (ví dụ: để gặp Linh mục)

2. Go to market: đi chợ
go to the market: đi đến chợ (ví dụ: để khảo sát giá cả thị trường)

3. Go to school : đi học
go to the school : đến trường (ví dụ: để gặp Ngài hiệu trưởng)

4. Go to bed : đi ngủ
go the bed : bước đến giường (ví dụ: để lấy quyển sách)

5. Go to prison : ở tù
go to the prison : đến nhà tù (ví dụ: để thăm tội phạm)

Ví dụ:
-We go to church on Sundays (chúng tôi đi lễ vào chủ nhật)
-We go to the church to see her (chúng tôi đến nhà thờ để gặp cô ta)

-I went to bed early. (Tôi đã đi ngủ sớm)
-I went to the bed to get the book. (Tôi đi đến giường lấy cuốn sách)

SỞ HỮU CÁCH
• The noun's + noun: Chỉ được dùng cho những danh từ chỉ người hoặc động vật, khôngdùng cho các đồ vật: The student's book, The cat's legs.
• Đối với danh từ số nhiều đã có sẵn "s" ở đuôi chỉ cần dùng dấu phẩy: The students' book.
• Nhưng đối với những danh từ đổi số nhiều đặc biệt không "s" ở đuôi vẫn phải dùng đầyđủ dấu sở hữu cách: The children's toys, The people's willing
• Nếu có hai danh từ cùng đứng ở sở hữu cách thì danh từ nào đứng gần danh từ bị sởhữu nhất sẽ mang dấu sở hữu: Paul and Peter's room.
• Đối với những tên riêng hoặc danh từ đã có sẵn "s" ở đuôi có thể chỉ cần dùng dấu phẩyvà nhấn mạnh đuôi khi đọc hoặc dùng sở hữu cách và phải thay đổi cách đọc. Tên riêng không dùng "the" đằng trước:
The boss' car = the boss 's car [bosiz] ; Agnes' house = Agnes 's [siz] house.
• Sở hữu cách cũng được dùng cho thời gian (năm, tháng, thập niên, thế kỉ):The 1990s' events: những sự kiện của thập niên 90; The 21st century's prospects.
• Dùng cho các mùa trong năm trừ mùa xuân và mùa thu. Nếu dùng sở hữu cách cho hai mùa này thì người viết đã nhân cách hoá chúng. Ngày nay người ta dùng các mùa trong năm như một tính từ cho các danh từ đằng sau, ít dùng sở hữu cách.
The Autumn's leaf: chiếc lá của nàng thu.
• Dùng cho tên các công ty lớn, các quốc gia: The Rockerfeller's oil products; China's food.
• Đối với các cửa hiệu có nghề nghiệp đặc trưng chỉ cần dùng danh từ với dấu sở hữu: In a florist's; At a hairdresser's. Đặc biệt là các tiệm ăn với tên riêng: The Antonio's
• Dùng trước một số danh từ bất động vật chỉ trong một số thành ngữa:
stone's throw from ...(Cách nơi đâu một tầm đá ném).

CẤU TRÚC “NO SOONER … THAN” (VỪA MỚI … THÌ ĐÃ)
Chỉ dùng cho thời quá khứ và thời hiện tại, không dùng cho thời tương lai.
No sooner đứng ở đầu một mệnh đề, theo sau nó là một trợ động từ đảo lên trước chủ ngữ để nhấnmạnh,than đứng ở đầu mệnh đề còn lại:
No sooner + auxiliary + S + V + than + S + V
No sooner had we started out for California than it started to rain.
Một ví dụ ở thời hiện tại (will được lấy sang dùng cho hiện tại)
No sooner will he arrive than he will want to leave.
Lưu ý: No longer có nghĩa là not anymore. Không dùng cấu trúc not longer cho các câu có ý nghĩa không còn ... nữa.
He no longer studies at the university
(He does not study at the university anymor)
S+no longer+Positive Verb

MORE & MOST
•More + noun/noun phrase: dùng như một định ngữWe need more time.More university students are having to borrow money these day.
•More + of + personal/geographic names
It would be nice to see more of Ray and Barbara.(Rất hay khi được gặp Ray và Barbara thường xuyên hơn.)
Five hundred years ago, much more of Britain was covered with trees.(500 năm trước đây, đa phần nước Anh phủ nhiều rừng hơn bây giờ nhiều)
•More of + determiner/pronoun(a/ the/ my/ this/ him/ them...)
He is more of a fool than I thought.(Nó là một thằng ngu hơn tôi tưởng nhiều)
Three more of the missing climbers have been found.
Could I have some more of that smoked fish.
I don’t think any more of them want to come.
•One more/ two more... + noun/ noun phrase
There is just one more river to cross.
•Nhưng phải dùngcardinal number (số đếm) + noun + more (Five dollars more) nếu more
mang nghĩa thêm nữa.
He has contributed $50, and now he wants to contribute $50 more.
•Most + noun= Đa phần, đa số
Most cheese is made from cow’s milk.Most Swiss people understand French.
•Most + determiner/ pronoun (a, the, this, my, him...) = Hầu hết...
He has eaten 2 pizzas and most of a cold chicken.
Most of my friends live abroad.
She has eaten most of that cake.
Most of us thought he was wrong.
•Most cũng được dùng thay cho một danh từ, nếu ở trên, danh từ hoặc chủ ngữ đó đã được nhắc đến.
Some people had difficulty with the lecture, but most understood.
Ann and Robby found a lot of blackberries, but Susan found the most.
•Most + adjective khi mang nghĩa very (không phổ biến)
That is most kind of you.Thank you for a most interesting afternoon.

CÁCH ĐỌC VÀ VIẾT PHÂN SỐ
1. Tử số:
- Luôn dùng số đếm: one, two, three, four, five….
Ví dụ:- 1/5 = one / fifth
- 1/2 = one (a) half
2. Mẫu số:
+ Có hai trường hợp:
• Nếu tử số là một chữ số và mẫu số từ 2 chữ số trở xuống thì mẫu số dùng số thứ tự (nếu tử số lớn hơn 1 thì mẫu số ta thêm s)
Ví dụ:- 2/6 : two sixths
- 3/4 = three quarters
• Nếu tử số là hai chữ số trở lên hoặc mẫu số từ 3 chữ số trở lên thì mẫu số sẽ được viết từng chữ một và dùng số đếm, giữa tử số và mẫu số có chữ over.
Ví dụ:- 3/462 = three over four six two
- 22/16 : twenty-two over one six (tử số có 2 chữ số )
3. Nếu là hỗn số:
Ta viết số nguyên (đọc theo số đếm) + and + phân số (theo luật đọc phân số ở trên)
Ví dụ:- 2 3/5 = two and three fifths
- 5 6/7 = five and six sevenths
- 6 1/4 = six and a quarter
4. Trường hợp đặc biệt
Có một số trường hợp không theo các qui tắc trên và thường được dùng ngắn gọn như sau:
+ 1/2 = a half hoặc one (a) half
+ 1/4 = one quarter hoặc a quarter (nhưng trong Toán học vẫn được dùng là one fourth)
+ 3/4 = three quarters
+ 1/100 = one hundredth
+ 1% = one percent hoặc a percent
+ 1/1000 = one thousandth - one a thousandth - one over a thousand
KINH NGHIỆM LUYỆN NGHE
1. Xóa bỏ kinh nghiệm nghe âm tiếng Anh theo âm tiếng Việt
Có một thực tế là các nguyên âm trong tiếng Việt và tiếng Anh không giống nhau. Một âm rất rõ trong tiếng Anh có thể sẽ rất nhoè với lỗ tai người Việt, và ngược lại một âm rất rõ trong tiếng Việt có thể lại rất nhoè trong lỗ tai người bản ngữ nói tiếng Anh. Ví dụ: Khi bạn giới thiệu tên của bạn với một người Mỹ và nói: “My name’s Hương!”, dù bạn phát âm từ Hương thật rõ, thật to và thật chậm thì người ấy vẫn không nghe ra. Lý do là vì âm ‘ươ’ đối với họ là âm rất nhoè. Nhưng nếu nói là ‘Hu-ôn-gh’ thì họ nghe rõ ngay. Như vậy, người Việt cần phải hiểu khi người nước ngoài phát âm Huôngh là họ muốn nói đến cô Hương.
Tương tự như vậy, không có nguyên âm tiếng Anh nào giống như nguyên âm tiếng Việt. Nếu người Việt tìm cách đồng hóa các âm đó để mình dễ phát âm tiếng Anh hơn thì mình sẽ rất khó có thể nghe được người bản ngữ khi họ nói. Ví dụ: âm ‘a’ trong ‘man’ thì không phải là ‘a’ hay ‘ê’ hay ‘a-ê’ hay ‘ê-a’ tiếng Việt, mà là một âm khác hẳn, không hề có trong tiếng Việt. Phải nghe hàng trăm lần, hàng ngàn lần ta mới có thể nghe đúng âm đó. Hay như âm ‘o’ trong từ ‘go’ không phải là ‘ô’ trong tiếng Việt, cũng chẳng phải là ô-u (như cách phiên âm xưa) hay ơ-u (như cách phiên âm hiện nay), lại càng không phải là ‘âu’, mà là một âm khác hẳn tiếng Việt. Nếu ta phát âm là ‘gô’, ‘gơu’ hay ‘gâu’ là nhoè hẳn, và do đó những từ dễ như ‘go’ cũng là vấn đề đối với chúng ta khi nó được nói trong một câu dài, nếu ta không tập trung chú ý nghe xem người bản ngữ phát âm từ đó như thế nào. Một âm nhoè thì không có vấn đề gì, nhưng khi phải nghe một đoạn dài không ngưng nghỉ thì ta sẽ bị rối ngay.
Đây cũng là một kinh nghiệm tai hại trong việc phát âm tiếng Anh khi giáo viên dùng âm Việt để so sánh cho dễ hiểu, rồi mình cứ xem đó là ‘chân lý’. Ví dụ, muốn phân biệt âm (i) trong sheep và ship, thì giáo viên nói rằng I trong sheep là ‘I dài’ tương tự như I trong tiếng Bắc: ít; còn I trong ship là I ngắn, tương tự như I trong tiếng Nam: ít - ích. Thế là ta cho rằng mình đã nghe được I dài và I ngắn trong tiếng Anh rồi, nhưng thực chất là không phải như vậy! Lối so sánh ấy đã tạo cho chúng ta có một ý niệm sai lầm; thay vì xem đấy là một chỉ dẫn để mình nghe cho đúng âm, thì mình lại tiếp thu một điều sai! Trong tiếng Anh không có âm nào giống âm I bắc hoặc I nam cả! Bằng chứng: ‘eat’ trong tiếng Anh thì hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng Bắc, và ‘it’ trong tiếng Anh hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng Nam! Vì thế, phải xóa bỏ những kinh nghiệm loại này, và phải nghe trực tiếp người bản ngữ!
2. Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng chữ viết.
Nếu ta hỏi một em bé: cháu nghe bằng gì? Thì nó sẽ trả lời: Nghe bằng tai! Nếu ta bảo: “Cháu phải nghe bằng mắt cơ!” Chắc em bé tưởng ta … trêu cháu! Thế nhưng điều xảy ra cho nhiều người học tiếng Anh là Nghe Bằng Mắt!
Trong giai đoạn đầu tiếp xúc với tiếng Anh, khi ta nghe một người nói: “I want a cup of coffee!”. Tức tốc, chúng ta thấy xuất hiện câu ấy dưới dạng chữ Viết trong trí mình, sau đó mình dịch câu ấy ra tiếng Việt, và ta HIỂU! Ta Nghe bằng MẮT, nếu câu ấy không xuất hiện bằng chữ viết trong đầu ta, ta không Thấy nó, thì ta … Điếc!
Sau này, khi ta có trình độ cao hơn, thì ta hiểu ngay lập tức chứ không cần phải suy nghĩ lâu. Thế nhưng tiến trình cũng chẳng khác nhau bao nhiêu, ta vẫn còn thấy chữ xuất hiện và dịch, cái khác biệt ấy là ta viết và dịch rất nhanh, nhưng từ một âm thanh phát ra cho đến khi ta hiểu thì cũng thông qua ba bước: viết, dịch, hiểu. Thường trong giao tiếp hàng ngày ta không gặp khó khăn gì đáng kể vì các câu đối thoại thường ngắn, và ba bước đó được 'process' rất nhanh nên ta không bị trở ngại, nhưng khi ta nghe một bài dài, thì khó khăn sẽ hiện diện ngay vì sau ba, bốn câu liên tục, 'processor' trong đầu ta không còn đủ thì giờ để làm ba công việc đó. Trái lại, khi giao tiếp bằng tiếng Việt thì ta nghe và hiểu ngay, không phải viết và dịch. Đó là vì quá trình ta học tiếng Việt là nghe hiểu ngay chứ không thông qua viết và dịch - vả lại, nếu muốn dịch, thì dịch ra ngôn ngữ nào?
Một số người học cho rằng mình tập nghe và đã nghe được, nhưng chỉ nghe được một vài câu thì phải bấm ‘stop’ giống như computer ngưng hoạt động một lát để process khi nhận quá nhiều lệnh cùng một lúc; thế nhưng nếu phải nghe một diễn giả nói liên tục thì sau vài phút người học sẽ ‘điếc’. Và vì thể, người học có suy nghĩ rằng mình ‘đã tới trần rồi, không thể nào tiến xa hơn nữa!’.
Từ trường hợp trên, có thể thấy rằng một trong những việc phải làm để nâng cao kỹ năng nghe là xóa bỏ kinh nghiệm Nghe bằng Mắt và trở lại giai đoạn Nghe bằng Tai, tuy nhiên đây là một quá trình rất khó khăn và không thể dễ dàng đạt được trong một sớm một chiều.
3. Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng cấu trúc văn phạm.
Thường khi nghe người khác nói, ta ghi câu nói đó vào đầu và sửa cho đúng văn phạm, rồi mới dịch, và sau đó mới hiểu! Ví dụ, khi nghe thấy có người nói ‘iwanago’ thì ta ghi lại trong đầu là ‘I want to go’, rồi mới dịch và hiểu; nếu chưa viết được như thế, thì iwanago sẽ là một chuỗi âm thanh vô nghĩa.
Thế nhưng, nếu lần đầu tiên ta nghe thấy một người nói câu ‘igotago’, ta không thể nào viết được thành câu được và ta không thể hiểu được bởi vì trong thực tế, câu này hoàn toàn sai văn phạm. Một câu đúng văn phạm phải là ‘I am going to go’ hoặc chí ít là ‘I have got to go’. Và như thế, đúng ra thì người nói, dù có nói rất nhanh cũng phải phát âm là ‘I'm gona go’ hoặc ‘I’ve gota go’ (tiếng Anh không thể bỏ phụ âm), chứ không thể là ‘I gotta go’. Thế nhưng trong thực tế cuộc sống người ta vẫn nói như thế trong giao tiếp hàng ngày và người nghe vẫn hiểu rõ ràng, bất chấp việc câu nói không đúng văn phạm. Văn phạm xuất phát từ ngôn ngữ sống, chứ không phải ngôn ngữ sống dựa trên luật văn phạm vì thế ta cũng phải học cách nghe mà hiểu, chứ không thể đem văn phạm ra để tra cứu được.
Tóm lại, để nghe hiểu tiếng Anh được hiệu quả, các bạn hãy NGHE ĐIỀU NGƯỜI TA NÓI, CHỨ ĐỪNG NGHE ĐIỂU MÌNH MUỐN NGHE, và muốn được như vậy, thì HÃY NGHE BẰNG TAI, ĐỪNG NGHE BẰNG MẮT.
Về Đầu Trang Go down
https://tailieutienganh.forumvi.com
Sponsored content





ngữ pháp tiếng anh phần 1 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ngữ pháp tiếng anh phần 1   ngữ pháp tiếng anh phần 1 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
ngữ pháp tiếng anh phần 1
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ngữ pháp tiếng anh phần 2
» đề thi olympic 30 4 lan thu 19 - môn tiếng anh 11
» ÂM CÂM TRONG TIẾNG ANH
» Tuyen tap de thi chon HSG lop 10 mon tieng Anh
» Học sinh giỏi Tiếng Anh Quốc Gia

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TÂY NINH 's english materials for learners :: english :: grammar-
Chuyển đến